- Thời tiết chuyển lạnh, tình trạng trẻ ho sốt là hoàn toàn bình thường. Nhưng chính vì tâm lý chủ quan đó mà nhiều ba mẹ gặp rất nhiều rắc rối khi trẻ ho có đờm không sốt. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là do đâu?
1. Nguyên nhân trẻ ho có đờm không sốt
Trẻ ho có đờm là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể nhằm loại bỏ đờm và các siêu vi khỏi cơ thể, giúp phòng tránh bệnh viêm phổi. Trẻ nhỏ khả năng đề kháng còn yếu nên rất dễ bị ho và kèm theo đờm, nhất là khi đến mùa thu đông, không khí chuyển lạnh và khô hanh. Ngoài ra, thời tiết ẩm ướt cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển và phân tán ra khắp nơi sẽ gây hại cho hệ hô hấp khiến bé bị ho có đờm.
Bên cạnh đó, trẻ bị ho có đờm nhiều ngày liền có thể là dấu hiệu bé đang mắc các bệnh như:
Cảm lạnh:
Khi trẻ ho có đờm sổ mũi không sốt hoặc sốt nhẹ, mũi thở khò khè và bị nghẹt, đồng thời có triệu chứng chán ăn thì khả năng cao là trẻ ho do bị cảm lạnh. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường mũi, cổ họng nên gây ra những triệu chứng trên.
Trẻ ho có đờm kèm sổ mũi là dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh
Viêm họng cấp:
Trẻ bị viêm họng cấp thường có một số biểu hiện như đau rát cổ họng, khó nuốt, ho có đờm, sổ mũi. Tuy nhiên lúc mới phát bệnh có thể trẻ không sốt, sau đó vài ngày có thể sốt lên đến 39 – 40 độ. Bệnh này thường do virus gây nên
Ngoài ra, các nguyên nhân dẫn đến ho có đờm không sốt còn có thể là:
Viêm xoang
Viêm phế quản
Viêm đường hô hấp
Những bệnh liên quan đến cơ quan hô hấp khác
2. Cách xử lý khi trẻ ho có đờm không sốt
Vệ sinh mũi cho trẻ:
Trước khi lo lắng và tìm ngay đến thuốc thì ba mẹ lại không hề để ý đến việc vệ sinh mũi cho trẻ. Nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ khoảng 4 – 5 lần/ngày trước khi ăn hoặc trước khi ngủ để chất nhầy trong cổ họng trẻ loãng ra sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn và bớt quấy khóc. Khi trẻ bị sổ mũi, bạn cũng nên hút mũi để lưu thông đường thở cho bé.
Vệ sinh mũi cho trẻ là công đoạn không thể thiếu khi chăm sóc trẻ đang có triệu chứng ho có đờm
Dùng thuốc Tây y:
Nhìn chung, các thuốc tiêu đờm được chia thành nhiều nhóm thuốc khác nhau như:
- Nhóm thuốc giúp làm loãng đờm: Natri Benzoat, Guaifenesin, Terpinhydrat…
- Nhóm thuốc giúp hóa giáng đờm như: Bromhexin, Acetylcystein, Carbocystein. Trong đó, trẻ nhỏ thường được cho dùng 2 loại thuốc là Bromhexin và N-acetylcystein.
Bên cạnh đó còn có những nhóm thuốc khác khá tốt như: Thuốc giảm bám đờm, tăng cường thải đờm… Tùy theo độ tuổi và tình trạng đờm mà trẻ sẽ được cho uống loại thuốc phù hợp dựa trên ý kiến của bác sĩ.
Dùng các bài thuốc dân gian:
Để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc Tây lên trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì bạn cũng có thể tìm giải pháp từ những bài thuốc dân gian như: dùng lá húng chanh, quất làm thuốc tiêu đờm. Những phương pháp này tuy mất nhiều thời gian nhưng lại an toàn. Mẹ cũng lưu ý chỉ dùng bài thuốc dân gian cho con khi triệu chứng trẻ ho có đờm không quá nặng nhé.
Tăng cường cho trẻ bú sữa hoặc uống nước:
Mẹ nên bổ sung đủ nước để làm loãng đờm, dịu cổ họng cho bé
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho con bú tăng cường để làm loãng dịch nhầy và giữ ẩm cho cổ họng bé. Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống tăng cường nước lọc và nước trái cây giúp làm loãng đờm cực kỳ hiệu quả và làm dịu cổ họng, giảm ho.
Hiểu được nguyên nhân trẻ ho có đờm và cách chăm sóc cơ bản nhất hẳn là sẽ giúp các ba mẹ được yên tâm hơn phần nào. Thay vì sốt ruột thì bình tĩnh tìm nguyên nhân là bước đầu tiên ba mẹ nhé!
Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tre-ho-co-dom-khong-sot-nhung-nguyen-nhan-ba-me-can-de-phong-a189838.html