Trẻ sơ sinh bị chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của những bệnh gì?

Có thể nói ,trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân không phải là tình trạng nghiêm trọng nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan mà lơ là trong việc chăm sóc trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông thường có sức đề kháng kém và dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm khác.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chân tay lạnh?

Ở giai đoạn sơ sinh, sự phát triển của bé vẫn đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Nếu bàn tay hay chân của bé bị lạnh thì tình trạng này hầu như luôn liên quan đến hệ tuần hoàn. Nguyên nhân là do hệ tuần hoàn của bé vẫn chưa hoàn thiện, do đó máu sẽ mất nhiều thời gian hơn để đưa xuống chân hay tay.

Tay chân là bộ phận ngoại vi của cơ thể, do đó máu sẽ ưu tiên đến các cơ quan quan trọng khác của cơ thể như tim, phổi, não, thận… Và tay chân là bộ phận cuối cùng mà máu lưu thông đến. Thậm chí, sự chậm trễ của quá trình lưu thông máu hoàn toàn có thể khiến tay chân bé chuyển thành màu tím. Do đó, so với vùng trung ương (thân mình, đầu), nhiệt độ tay chân có thể thấp hơn một chút.

Nếu bàn tay hay chân của bé bị lạnh thì tình trạng này hầu như luôn liên quan đến hệ tuần hoàn

Một số bé còn có hiện tượng đổ mồ hôi tay chân khiến nhiệt mất nhanh hơn, vì thế tay chân càng lạnh hơn. Chính vì vậy, hiện tượng trẻ sơ sinh bị tay chân lạnh là điều khá bình thường.

Trẻ bị chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Mặc dù là tay chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng đôi lúc đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như:

  • Thiếu vitamin B12: Ngón tay, chân là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể con người. Trong khi đó, vitamin B12 rất cần thiết cho sự sản sinh hồng cầu trong tủy xương, các vỏ bọc dây thần kinh và các protein. Do đó, việc thiếu vitamin này sẽ khiến cho các đầu ngón tay, ngón chân của trẻ lạnh buốt.
  • Tình trạng thiếu máu ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho lượng máu không đủ cung cấp đến bàn tay, bàn chân của trẻ. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tay chân lạnh.
  • Viêm tĩnh mạnh: Tĩnh mạch có chức năng cung cấp máu cho các cơ quan ở phía xa hơn như tay, chân. Khi tĩnh mạch của trẻ bị tổn thương hay viêm nhiễm, bé sẽ bị chân tay lạnh và gây hậu quả nghiêm trọng nếu không can thiệp kịp thời.
  • Viêm phổi cấp: Trẻ bị tay chân lạnh trong mùa lạnh có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi cấp. Nếu bị viêm phổi, ngoài tay chân lạnh, trẻ sơ sinh còn có các triệu chứng như bỏ bú, tiêu chảy…

Mặc dù là tay chân lạnh là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng đôi lúc đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm

Theo nghiên cứu, phải cần đến 3 tháng sau sinh thì vòng tuần hoàn máu của trẻ mới có thể thích nghi hoàn toàn với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Do đó, khi thấy con có hiện tượng chân tay lạnh, bạn đừng quá hoảng hốt, hãy bình tĩnh kiểm tra cơ thể bé và đeo tất để giữ ấm cho trẻ.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân nếu không được khắc phục sẽ dễ dẫn đến những bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe của trẻ. Do đó, mẹ thấy trẻ gặp những triệu chứng bệnh như trên hãy thì hãy nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám và chưa trị kịp thời.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng