Trong tháng 11, ưu tiên tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi

Trong tháng 11, Bộ Y tế sẽ chú ý phân bổ vắc-xin Pfizer để sử dụng tiêm phòng vắc-xin Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi theo tình hình dịch của địa phương.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong thời gian tới, vắc-xin phòng Covid-19 sẽ tiếp tục được cung ứng để phục vụ nhu cầu phòng chống dịch. Đồng thời, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng đề nghị các địa phương nhanh chóng, khẩn trường tiến hành tiêm phòng vắc-xin Covid-19 ngay sau khi được phân bổ, ưu tiêm tiêm đủ liều cho các trường hợp từ 50 tuổi trở lên.

Ngoài ra, trong tháng 11 này trên cơ sở triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 18 tuổi, Viện sẽ báo cáo Bộ Y tế về kế hoạch phân bố vắc xin Pfizer để sử dụng tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi và phân bổ vắc-xin theo tiến độ của nhà cung ứng, tình hình dịch ở địa phương; ưu tiên triển khai tiêm trước cho các vùng có tỷ lệ lây nhiễm SARS-CoV-2 cao, có mật độ dân cư tập trung đông, nguy cơ lây nhiễm ở mức cảnh báo, sau đó mở rộng toàn quốc.

Hiện nay, đã có 6 tỉnh, thành tiến hành tiêm cho trẻ 12-17 tuổi là TP HCM, TP Đà Nẵng, Bình Dương, Kiên Giang, Ninh Bình và Quảng Ninh. Một số địa phương khác cũng lên kế hoạch triển khai tiêm phòng cho trẻ khi vắc-xin được phân bổ.

Bộ Y tế đang xây dựng Kế hoạch sử dụng vắc xin năm 2022 và xin ý kiến của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch về việc mở rộng độ tuổi tiêm chủng cho trẻ từ 3-12 tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và kinh nghiệm sử dụng vắc xin của các quốc gia trên thế giới. Đồng thời dựa vào các loại vắc xin đã được cấp phép tại Việt Nam có chỉ định cho nhóm đối tượng trẻ dưới 12 tuổi, để đảm bảo toàn bộ người dân sẽ được bình đẳng tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.