Cụ thể, sau khoảng 30 phút bú mẹ, người em bé trở nên tím tái, không phản xạ, khi đó người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi nhập viện, em bé đã trong tình trạng ngừng thở, ngừng tim, có dịch sữa ở đường mũi, miệng. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, em bé bị sặc sữa và đã khẩn trương tiến hành cấp cứu. Thế nhưng, số phận may mắn đã không mỉm cười với em bé.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thanh- Trưởng khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Nhi tỉnh Tháo Bình) cho biết, nguyên nhân trẻ sặc sữa thường là do người lớn để trẻ bú không đúng tư thế. Trong tư thế không đúng, sữa rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngừng thở trong thời gian ngắn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sặc sữa: Trẻ đang bú hoặc đang nằm nghỉ sau bú đột ngột ho mạnh, ho sặc sụa, người tím tái hoặc lịm đi, có thể thấy được sữa trào ra từ mũi, miệng.
Khi thấy con có các dấu sặc sữa cha mẹ cần làm ngay những bước sau để bảo vệ tính mạng của trẻ
Bước 1: Hãy cho trẻ nằm sấp trên lòng bàn tay và cánh tay phải, sử dụng lòng bàn tay vỗ mạnh và nhanh 5 cái vào lưng trẻ. Động tác này nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống sữa ra ngoài đường hô hấp. Trẻ vẫn ho tức là đường thở chỉ bị tắc nhẹ, cần lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác.
Bước 2: Sau khi thực hiện các thao tác trên trẻ vẫn khó thở, mặt tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. Sau đó, dùng 2 ngón tay trỏ và giữa ấn mạnh 5 cái ở nửa dưới của xương ức, dưới đường nối 2 ngực 1-2cm. Lặp lại thao tác trên 5-6 lần cho đến khi trẻ có dấu hiệu hồi phục, da hồng hào.
Bước 3: Kiểm tra đường thở bằng cách dùng miệng hút mạnh vào mũi và miệng trẻ, hút kỹ sữa còn đọng ở họng và mũi càng nhanh càng tốt. Hút sữa ở miệng trước-mũi sau. Nếu chậm trễ, sặc sữa sẽ gây tắc nghẽn đường hô hấp do sữa sẽ tràn vào phế quản.
Bước 4: Nếu trẻ có dấu hiệu ngưng thở: Sau khi kết hợp 3 thao tác trên mà trẻ không có dấu hiệu hồi phục, bạn cần kết hợp thêm hà hơi thổi ngạt bằng cách ngậm mũi và miệng trẻ thổi vào, thấy lồng ngực hơi nhô lên. Cách này để trẻ có nhịp thở, sau đó cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
Lưu ý, khi phát hiện trẻ có biểu hiện sặc sữa, trong lúc đang sơ cứu trẻ tại nhà cần gọi ngay người hỗ trợ để đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Cách đề phòng sặc sữa ở trẻ
1. Tư thế cho con bú
Bác sĩ khuyến cáo khi cho con bú nên bé trẻ cao đầu, tư thế bế thoải mái, cho trẻ bú từ từ, không vội vàng. Quan sát bé trong khi bú, tốt nhất là thấy được trẻ nuốt hết sữa ở miệng sau khi mút sữa.
2. Cho trẻ dừng bú đúng thời điểm
Khi thấy trẻ ho hoặc khóc, bạn phải dừng ngay việc cho bú để trẻ nuốt hết sữa trong miệng, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng. Nếu sữa chảy xuống quá nhiều, mẹ dùng 2 ngón tay kẹp đầu vú để ngăn bớt sữa xuống. Sau khi bú xong, bế trẻ nằm sấp trên vai hoặc ngực mẹ, vỗ ợ hơi tránh đầy hơn sẽ kích thích gây sặc sữa ở trẻ.
3. Lưu ý với trẻ bú bình
Đối với trẻ bú bình, bạn cần chú ý đầu núm vú cao su không quá rộng, nên đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băn ở bên núm vú. Khi cho con bú, mẹ nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, giúp bé không hút phải nhiều không khí dẫn đến nôn sau khi ăn. Nếu dùng thìa bón sữa, mẹ cần bón từ từ để bé nuốt hết mới bón thìa khác.
4. Chọn thời điểm cho trẻ bú thích hợp
Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì trẻ dễ ngủ quên và dễ sặc sữa. Nếu bé đang bú mà ngủ thì mẹ nên đặt bé xuống để bé ngủ. Thường xuyên để mắt để đến lúc trẻ có dấu hiệu đói nên cho bú ngay, vì nếu để trẻ đói quá lâu sẽ khiến trẻ bú vội vã rất dễ sặc và đầy hơi. Khi trẻ ho hoặc khóc thì dừng ngay việc ho trẻ bú lại.
Hi vọng bài viết trên của Bau.vn sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ con tốt hơn.
Nguồn : bau.vn