Một không gian nhỏ chỉ có diện tích từ 2 – 3m2, làm thế nào để có thể bố trí đầy đủ chức năng dành cho một khu vực nấu nướng? Câu trả lời của các nhà thiết kế nội thất nổi tiếng nhất sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể biến những ý tưởng thú vị để tạo một căn bếp tiện ích thành hiện thực. Và ngau dưới đây sẽ là mẹo để “phủ xanh” nhà bếp không gian hẹp của bạn.
Màu sắc
Các nhà thiết kế đã từng chỉ ra rằng, một bảng màu mà bạn yêu thích hoàn toàn có thể áp dụng để làm đẹp căn bếp của mình. Không gian nấu nướng có thể chọn những gam màu nhạt, ưa nhìn, tạo trạng thái vui vẻ, mang nhiều cảm hứng cho người đứng nấu.
Nhà thiết kế gợi ý lựa chọn màu xanh da trời cho tủ đựng đồ. Đảo bếp siêu nhỏ và không tốn diện tích, được thiết kế với kiểu dáng đơn giản và chọn lựa màu trắng cùng tông với bức tường. Đảo nên lắp bánh lăn để tiện lợi khi cần mở rộng không gian sử dụng.
Bên cạnh đó, kệ đựng đồ phía trên có thể giúp căn bếp nhỏ thêm nơi lưu trữ nhưng không tăng sự chật chội và thiếu sáng. Kệ được chọn màu xanh lá pastel đủ để mang thiên nhiên vào nhà.
Bồn rửa
Bạn sẽ vô cùng cần sự hiện diện của bồn rửa dù căn bếp của bạn có nhỏ đến đâu. Một gợi ý của nhà thiết kế dành cho căn bếp nhỏ chính là lắp đặt bồn rửa bằng gang, có kích thước sâu và dài để tiện lợi cho việc vệ sinh bát đĩa, dụng cụ nấu nướng sau khi sử dụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng vào việc lựa chọn vòi nước cùng tông với bàn đá bếp để không gian nấu nướng dù nhỏ vẫn trở nên sang trọng.
Phần cứng
Phần cứng gồm thanh kim loại chạy dọc căn bếp màu đồng, vừa có thể tạo khung lắp đặt kệ lên trên, vừa có thể làm thêm móc để treo cốc giúp góc bếp có thêm điểm nhấn và bớt đi sự lộn xộn.
Lưu ý lắp đặt kệ
Kệ đựng đồ phía trên bếp không chỉ giúp không gian nấu nướng rộng rãi hơn nhưng vẫn đảm bảo có nơi lưu trữ đồ. Kệ được lắp đặt linh hoạt sao cho ánh sáng vào phòng vẫn ngập tràn. Hãy lưu ý đến những đồ đặt trên kệ. Một trong những yếu tố không thể thiếu chính là những chậu cây.
Bên cạnh đó là những đồ thủy tinh, đồ gốm xinh xắn có độ phản chiếu ánh sáng để chúng cũng có thể trở nên tuyệt đẹp và đảm bảo không cản tầm nhìn.
Bạn thấy đấy, thiết kế nhà bếp không gian hẹp không hề khó nếu bạn tinh ý một chút. Hãy áp dụng các mẹo trên linh hoạt nhất để phù hợp với diện tích căn bếp nhà bạn. Chúc bạn sẽ “phủ xanh” không gian bếp nhà mình thật tươi mới và giàu sức sống!
Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/tuyet-chieu-de-ban-phu-xanh-nha-bep-khong-gian-hep-a190893.html