Ứ mật thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé?

Hội chứng ứ mật thai kỳ thường xảy ra vào những tháng cuối của thai kỳ, khiến mẹ bầu ngứa ngáy trên bàn tay, bàn chân hoặc bộ phận khác.

Chứng ứ mật thai kỳ khiến mẹ bầu cực khó chịu vì gây ngứa ngáy nhưng không kéo dài. Tuy nhiên, chứng bệnh này vẫn có thể gây nguy hiểm cho bà bầu, nếu gặp trường hợp này bác sĩ thường khuyên sinh sớm.

Hội chứng ứ mật thai kỳ là gì?

Ứ mật thai kỳ hay còn được gọi là cholestosis thai kỳ xảy ra khi gan không thể bài tiết mật đúng cách. Tình trạng này thường xảy ra ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ  2 trở đi. Chúng kích thích các tuyến ngứa ở mẹ bầu, đặc biệt là ở chân và tay. Tuy điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu nhưng nghiêm trọng đối với thai nhi.

 

Các dấu hiệu thường gặp ở sản phụ bị ứ mật là:

  • Rất ngứa ở vùng trên bàn tay và bàn chân
  • Nước tiểu sẫm hơn bình thường
  • Đau góc phần tư phía trên bên phải bụng không do sỏi mật
  • Người mệt mỏi, mất sức sống dẫn đến ăn không ngon miệng
  • Vùng mắt, da lưỡi có màu vàng

Nếu cơ thể bạn đang gặp các triệu chứng trên, hãy đến gặp các bác sĩ để được điều trị vì cơ địa mỗi người khác nhau.

Ứ mật thai kỳ gây nguy hiểm cho thai nhi không?

Đối với sản phụ, chứng bệnh này không gây nhiều biến chứng, có thể gặp khó khăn trong việc hấp thu vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, K và E. Vấn đề này sẽ ổn định trở lại sau khi sinh.

Đối với thai nhi, biến chứng khá nghiêm trọng có thể xảy ra như: nguy cơ sinh non cao, trẻ hít phải phân su dẫn đến khó thở, trẻ rối loạn tim mạch ở độ tuổi trưởng thành.

Bà bầu bị ứ mật nên làm gì?

Đối với những trường hợp bị ứ mật nhẹ, không cần điều trị, chỉ cần ngăn chặn tình trạng ngứa ngáy gây khó chịu cho bà bầu:

  • Ngâm vùng da bị ngứa dưới nước ấm để giảm tình trạng ngứa tạm thời.
  • Sử dụng giấm táo kết hợp với dầu dừa thoa lên vùng da bị ngứa sau khi tắm xong, để 15 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
  • Chườm đá lên vùng da bị ngứa.
  • Tắm nước ấm hòa cùng muối loãng để cải thiện tình trạng ngứa

Ngoài ra, thai phụ cần tuân thủ chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước. Hạn chế các thực phẩm có chứa đường, dầu mỡ, chất béo, đồ ăn sẵn, đồ uống có cồn, các thực phẩm chế biến từ đậu nành, các chế phẩm từ sữa…

1. Bổ sung các thực phẩm chứa protein

Mẹ bầu ứ mật thai kỳ chỉ nên dùng 1 bữa thịt mỗi ngày, ưu tiên thịt nạc, trắng không có mỡ như ức gà hoặc nạc thăn, nạc bò.

Nhắc đến protein không thể bỏ qua yến mạch. Chúng cung cấp chất xơ lành mạnh, magie, mangan, thiamine (vitamin B1) và một số chất dinh dưỡng khác. Hàm lượng protein: 14% lượng calo. Một chén yến mạch có 11 gram protein và 307 calo.

2. Bổ sung chất kẽm

Các thực phẩm bổ sung chất kẽm như sữa chua và hàu. Ăn sữa chua mỗi ngày để cải thiện hệ tiêu hóa, làm da và cũng như kiểm soát tâm trạng. Đối với hàu, dù chứa hàm lượng kẽm cao nhưng bà bầu chỉ nên ăn 1-2 lần/ tuần và bạn nên đảm bảo thực phẩm đã được nấu chín để tránh ngộ độc hay nhiễm thủy ngân.

 

Khi bị ứ mật thai kỳ, bạn cần tập thể dục thường xuyên để người được khỏe khoắn, hạn chế thức khuya, bảo đảm môi trường ở được sạch sẽ không bụi bẩn. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị, không nên tự ý sử dụng thuốc.

Nguồn : bau.vn