“Vén màn bí mật” vì sao người Nhật sinh ít con, thậm chí không muốn sinh con?

Người Nhật không sinh con hoặc có rất ít con. Xu hướng này hoàn toàn trái ngược so với suy nghĩ và cách sống ở Việt Nam. Vậy đâu là lý do?

Nhật có 848.000 ca sinh trong năm 2020, ít hơn so với năm 2019 và thấp nhất kể từ lần thu thập dữ liệu gần nhất trong vòng 120 năm qua.

Số trẻ em chào đời trong năm 2021 dự kiến dưới 800.000, do nhiều gia đình lo sợ lây nhiễm Covid-19 khi đến bệnh viện khám thai và áp lực tài chính.

1. Người Nhật không sinh con do vấn đề kinh tế

Nam giới thường được coi là trụ cột gia đình ở Nhật Bản. Với thực tế tìm kiếm công việc ổn định ngày càng trở nên khó khăn hơn thì ngày càng có ít cặp vợ chồng kết hôn hơn. Phụ huynh có thể phản đối con cái kết hôn nếu cặp đôi không có công việc ổn định.

Các nam thanh niên đang cảm thấy áp lực vì theo văn hóa Nhật Bản, họ phải kiếm được một công việc ổn định ngay sau khi tốt nghiệp. Nếu họ không thành công, họ bị coi là thất bại đối với xã hội.

2. Công việc tác động tiêu cực đến người Nhật

Người Nhật rất tận tâm trong công việc. Họ đã quen với việc làm việc nhiều giờ, họ đi làm từ sáng sớm và trở về nhà vào lúc nửa đêm. Nghỉ một ngày có vẻ là một lựa chọn tồi vì nó có thể cho thấy rằng họ không đủ tận tâm với công việc.

Bởi vì điều này, nhiều người không có thời gian yêu đương do mệt mỏi trong công việc. Nó dẫn đến việc những người trẻ tuổi mất hứng thú với các mối quan hệ lãng mạn và thiếu ham muốn.

3. Người Nhật không sinh con vì phụ nữ coi trọng sự nghiệp

Nhật Bản từng có một xã hội nam giới thống trị. Đàn ông là người chu cấp cho gia đình, phụ nữ phải ở nhà lo công việc nội trợ.

Tuy nhiện, xã hội phát triển, ngày càng nhiều phụ nữ ở Nhật Bản chăm chỉ học tập và có thể tìm được một công việc bình thường, trì hoãn hôn nhân và sinh con sau này.

4. Tỷ lệ sinh con thấp một phần do quan niệm của người Nhật

Theo đó, đàn ông phải là trụ cột của gia đình. Theo một khảo sát thì có đến 1/3 phụ nữ Nhật mong muốn bỏ việc và giành toàn bộ thời gian ở nhà làm nội trợ sau khi kết hôn, họ kỳ vọng người chồng tương lai của mình sẽ cáng đáng hết vấn đề tài chính cho toàn bộ gia đình, bố mẹ của 2 bên.

Kỳ vọng này là gánh nặng quá lớn đối với rất nhiều đàn ông Nhật hiện nay. Chưa kể là, kinh tế trì trệ nhưng Nhật Bản hiện vẫn là một trong những quốc gia có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất trên thế giới.

Ước tính trong vòng 1 thập kỷ qua, chi phí nuôi con tại Nhật đã tăng đến 40%. Năm ngoái cả nước Nhật chỉ có hơn 1 triệu trẻ em mới sinh, nghĩa là chỉ khoảng 20 năm nữa thôi Nhật Bản sẽ thiếu lao động trẻ một cách trầm trọng.

Trước tình hình này chính phủ Nhật đã nhiều lần xem các chính sách khuyến sinh như: giảm thuế cho các cặp vợ chồng có con hay xây dựng thêm các trung tâm trông trẻ để phụ nữ có thể vừa đi làm vừa nuôi con. Nhưng cho đến nay tất cả các dự định vẫn chỉ năm im trên giấy tờ và trong các bài phát biểu.

5. Nhiều người đàn ông sống trong thế giới ảo

Giới trẻ Nhật Bản, đặc biệt là nam thanh niên, được bao quanh bởi anime, manga và công nghệ. Nếu bạn kết hợp cả 3 thứ lại với nhau, bạn có thể sẽ xuất hiện trên một  ứng dụng hẹn hò. Hóa ra, việc tạo bạn gái ảo trong manga khá phổ biến đối với những chàng trai trẻ cô đơn. Một số người trong số họ có thể phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế, nhưng những người khác thì không.

Có một điều chắc chắn rằng bạn gái ảo có thể hoàn hảo nhưng nó cũng sinh ra những tiêu chuẩn bất khả thi cho các mối quan hệ ngoài đời thực. Bạn gái ảo không thể mang lại sự ấm áp, lãng mạn và không thể sinh con.

 

 

Nguồn : bau.vn

  • Đừng nuông chiều quá mức: 6 thử thách giúp con mạnh mẽ và biết ơn trong tương lai

    Làm cha mẹ, ai cũng mong con có tuổi thơ hạnh phúc, lớn lên bình an và tương lai vững vàng. Nhưng đôi khi, tình yêu thương thái quá lại biến thành sự bao bọc khiến con thiếu kỹ năng sống, dễ gục ngã trước thử thách đầu đời. Ngược lại, những đứa trẻ được “rèn” sớm trong khuôn khổ, biết đối mặt với khó khăn lại thường vững vàng hơn, trưởng thành hơn và thành công hơn.Dưới đây là 6 “nỗi khổ” mà nếu cha mẹ dám để con trải nghiệm sớm, sẽ là món quà quý giá cho cả cuộc đời con.
  • Tưởng tốt cho con, hóa ra lại hại: 5 sản phẩm cha mẹ nên tránh

    Chăm sóc con nhỏ luôn là ưu tiên hàng đầu của các bậc cha mẹ. Với mong muốn bảo vệ con tối đa, nhiều mẹ không ngại đầu tư những sản phẩm “được review tốt” hoặc “được nhiều người dùng”. Tuy nhiên, không phải món đồ nào phổ biến cũng đồng nghĩa với an toàn. Trên thực tế, có một số sản phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ – điều mà nhiều phụ huynh không ngờ tới.Dưới đây là 5 sản phẩm các chuyên gia nhi khoa khuyên nên cân nhắc hoặc loại bỏ hoàn toàn khi chăm sóc trẻ nhỏ:
  • 5 nền tảng gia đình âm thầm định hình tương lai rực rỡ của con trẻ

    Thành công của một đứa trẻ không chỉ dựa vào trí tuệ hay may mắn, mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thói quen, cách ứng xử và giá trị được nuôi dưỡng trong gia đình sẽ đặt nền móng vững chắc cho tương lai của trẻ. Dưới đây là 5 đặc điểm nổi bật thường thấy ở những gia đình có con cái sau này thành đạt, giàu có cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Dạy con bằng sự lắng nghe và im lặng – nghệ thuật của cha mẹ thông minh

    Trong hành trình nuôi dạy con, nhiều bậc cha mẹ luôn nghĩ rằng nói nhiều, dạy nhiều là yêu thương. Nhưng thực tế, không phải lúc nào lời nói cũng có tác dụng tích cực. Có những thời điểm, sự im lặng đúng lúc lại có giá trị gấp nhiều lần so với lời khuyên, mệnh lệnh hay lời trách mắng.Dưới đây là 3 điều mà những cha mẹ khôn ngoan thường chọn cách không nói ra, để con được trưởng thành bằng chính trải nghiệm và suy ngẫm của mình.
  • Có nên ‘nuôi’ robot trong nhà?

    Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, robot gia đình đang vượt xa vai trò là thiết bị hỗ trợ. Chúng giờ đây có thể học hỏi, giao tiếp và thậm chí xây dựng mối quan hệ với con người. Không chỉ là tiện ích, robot đang thay đổi cách chúng ta sống, chăm sóc và kết nối trong gia đình.
  • Đừng để lời nói vô tình biến con thành người yếu đuối, thụ động

    Lời nói có sức mạnh lớn hơn chúng ta tưởng. Đối với trẻ nhỏ, những gì cha mẹ nói ra không chỉ là ngôn từ thoáng qua mà còn có thể trở thành niềm tin định hình tính cách, động lực và cả tương lai của con. Một vài câu nói tưởng chừng "bình thường", thậm chí xuất phát từ lo lắng hay mong muốn tốt, lại vô tình khiến trẻ mất tự tin, phụ thuộc, sợ hãi và thiếu động lực vươn lên. Dưới đây là 5 kiểu câu nói độc hại mà cha mẹ cần tránh nếu không muốn con mình lớn lên thiếu ý chí, yếu năng lực và khó thành công trong xã hội đầy cạnh tranh ngày nay.