Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mỗi năm có khoảng 2 triệu trẻ em tử vong do không được chữa trị các bệnh do nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh. Xuất phát điểm là bệnh không nguy hiểm nhưng không chữa kịp thời trẻ sẽ nguy hiểm tính mạng.
Nhiễm khuẩn đường ruột là sự tấn công của các loại vi khuẩn. Vi sinh vật như nấm men, ký sinh trùng… khiến nhiều trẻ mắc bị tiêu chảy liên tục trong vài ngày nếu mắc phải. Tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh ngày càng phổ biến hơn do đường ruột của bé non yếu, khả năng bảo vệ tự nhiên bị hạn chế.
Nhiễm khuẩn đường ruột là bệnh không quá nguy hiểm nhưng cha mẹ cũng cần lưu tâm và có biện pháp chữa trị kịp thời để tránh ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của bé trong tuổi con đang lớn.
Nhiễm khuẩn đường ruột và những biến chứng nguy hiểm
Ngoài việc khiến mẹ cảm thấy “khốn khổ” với tiêu chảy, buồn nôn, sốt nhẹ… ở trẻ thì nhiễm khuẩn đường ruột còn dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho trẻ như:
Chảy máu đường ruột
Triệu chứng ban đầu của tình trạng này trẻ bị kiết lỵ đi phân nhầy và có máu. Vi khuẩn lúc này sẽ gây ảnh hưởng đến thận của trẻ và làm chảy máu bên trong đường ruột.
Xuất hiện bất kỳ vấn đề gì ở đường tiêu hóa đều khiến trẻ khó chịu
Sốt cao, đau cơ
Trường hợp trẻ bị nhiễm trùng nặng sẽ dẫn đến sốt cao, kéo theo triệu chứng đau cơ, đau quặn bụng… Sốt cao kéo dài sẽ gây ra mất kiểm soát đường ruột, đi ngoài liên tục, cơ thể mất nước trầm trọng gây sút cân nhanh, làm suy nhược cơ thể.
Nếu phụ huynh không nhanh chóng đưa vào viện hoặc truyền nước kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ hoặc biến chứng nguy hiểm cho trẻ sau này.
Não tổn thương, tử vong
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, khi trẻ sốt cao nhưng không được chữa trị kịp, cơ địa yếu khiến trẻ bị co giật, sốc và lịm đi. Lúc này cơ thể trẻ không thể làm chủ được, mất ý thức hoạt động sẽ dẫn đến tử vong.
Điểm danh các loại vi khuẩn đã gây ra nhiễm khuẩn đường ruột
Ersinia: Có chủ yếu ở trong thịt lợn.
Shigella: Thường xuất hiện trong nước, nhiều nhất là ở nước hồ bơi.
Sampylobacter: Được tìm thấy nhiều trong các loại thịt và gia cầm.
Khuẩn tụ cầu: Ẩn mình trong các loại thịt và chế phẩm từ trứng, sữa.
E.coli: Có trong thịt bò nấu chưa chín, lây từ người bị mắc E.coli, trong rau sống, hoặc uống nước bị nhiễm bẩn.
Salmonella
Có mặt chủ yếu trong thịt, các chế phẩm từ trứng, sữa, đồ sống bị nhiễm phân động vật, các loài bò sát (ốc, rùa…)
Salmonella gây tiêu chảy, chuột rút và sốt từ 12-72 giờ sau nhiễm trùng. Bệnh do Salmonella gây ra thường kéo dài từ 4-7 ngày, có thể lan truyền từ ruột sang máu và đến các bộ phận khác, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Salmonella là vi khuẩn có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời
Cryptosporidium
Có trong các vật, người đã từng tiếp xúc với phân người hoặc động vật bị bệnh, nước hồ bơi đã nhiễm khuẩn, thức ăn nấu chưa chín. Cryptosporidium là ký sinh trùng sống trong ruột người, động vật và được bảo vệ bởi một lớp vỏ ngoài cho phép tồn tại bên ngoài cơ thể người một thời gian dài và lây nhiễm ngược lại.
Rovativus
Cũng là một loại vi khuẩn đường ruột nguy hiểm khi đã trực tiếp gây ra cái chết của hơn 500.000 trẻ em trên thế giới mỗi năm. Thời kỳ ủ bệnh khoảng 2 ngày, gây ra triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy mất nước trong 3-8 ngày khiến trẻ bị đau bụng, sốt cao.
Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn đường ruột
Các loại vi khuẩn trên sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh thông qua đường ăn uống, sau đó tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, gây phản ứng với cơ thể. Chúng sinh ra độc tố rất mạnh, thậm chí vẫn có thể tồn tại dù bị đun trong nước sôi. Khi trẻ tiếp xúc với người bệnh qua chân tay, đồ dùng cá nhân sẽ dễ nhiễm khuẩn.
Trẻ sơ sinh bị suy yếu hệ thống miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao, nhiễm khuẩn bị tiêu chảy sẽ dẫn đến mất nước nhanh hơn người lớn, nếu không được cấp nước kịp thời có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ
Vì hầu hết vi khuẩn đường ruột đều xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường ăn uống nên phụ huynh phải đặc biệt chú ý vệ sinh thực phẩm kỹ lưỡng. Có 4 lời khuyên để ngăn ngừa thức ăn kém vệ sinh làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh như sau:
Thận trọng khi mua thức ăn
Khi mua hàng ở siêu thị, chợ hãy mua những thực phẩm như thịt, trứng, sữa cuối cùng, vì chúng vẫn còn tươi và lạnh.
Tránh để các thực phẩm sống ở nhiệt độ phòng quá lâu.
Vì trứng, thịt, hải sản có nhiều khả năng chứa vị khuẩn nên không để chung với các loại thực phẩm khác.
Lưu trữ thực phẩm đúng cách
Đặt trứng, thịt, hải sản trong ngăn đá tủ lạnh.
Nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh luôn để từ 0-5 độ C.
Thường xuyên lau chùi và khử tùng tủ lạnh.
Đồ ăn nấu chín xong khi cần lưu trữ trong tủ lạnh cần được đóng kín, cách biệt với thực phẩm sống.
Sử dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi chuẩn bị và nấu thức ăn
Khử trùng, làm sạch bề mặt bếp và dụng cụ, rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu.
Rã đông thực phẩm sống bằng lò vi sóng hoặc khu vực cách xa bếp nấu.
Nấu thức ăn ngay sau khi rã đông.
Sử dụng dụng cụ nấu riêng cho đồ sống và đồ chín.
Rửa trái cây và rau bằng muối hoặc dung dịch chuyên biệt trước khi ăn.
Bảo quản đồ ăn thừa
Giữ đồ ăn thật nóng hoặc đóng kín và bỏ vào tủ lạnh, tránh để lâu ở nhiệt độ phòng.
Không giữ các thức ăn dễ hư quá 2 tiếng.
Nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ sơ sinh là bênh lý nên phép chủ quan vì hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, non nớt. Khi trẻ có triệu chứng của bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ vào viện gấp để được điều trị.
Nguồn : bau.vn