Vì sao trẻ bị chảy máu cam và các bước chăm sóc để tránh tái phát

Thời tiết hanh khiến trẻ chảy máu cam, nhất là trẻ có cơ địa đặc biệt và có bệnh lý nền. Vậy khi đó, cha mẹ cần làm gì để phòng tránh tình trạng này tái phát?

Bài viết này của Bau.vn giúp bạn có thể xử lý tình huống khi trẻ chảy máu cam nhé!

Tình trạng trẻ chảy máu cam là gì?

Tình trạng chảy máu cam hay máu mũi thường xuyên xảy ra, đó là sự xuất hiện máu trong niêm mạc mũi của trẻ. Phần lớn, bạn sẽ bắt gặp con chạy đến với vẻ mặt sợ hãi và hàng máu tươi từ mũi, đó gọi là chảy máu mũi trước.

Ngoài ra, đôi khi trẻ cũng có hiện tượng chảy máu mũi sau, nghĩa là máu chảy ra sau, xuống miệng hoặc họng của trẻ. Lúc này trẻ kèm theo các biểu hiện rối loạn tiêu hóa kèm theo.

Các nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu cam ở trẻ như thời tiết hanh khô, trẻ có dị vật ở mũi, ngoáy mũi thường xuyên, trẻ có các bệnh lý liên quan đến mũi…

Hiện tượng chảy máu cam ở trẻ không phải lúc nào cũng xấu, tuy nhiên bạn không nên chủ quan trước tình trạng đó.

Cầm làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Khi thực hiện các bước sơ cứu tai nạn nhưng nếu biểu hiện này vẫn còn tiếp tục, bạn nên làm là đứa trẻ đến cơ sở y tế để tiến hành cầm máu chuyên sâu.

Tư thế ngồi, đầu hơi cúi về phía trước: Ở tư thế ngồi này, các áp lực máu trong tĩnh mạch vùng mũi giảm, từ đó máu không chảy thêm. Bạn nên cho trẻ ngồi ngả người về phía trước, tránh máu chảy xuống họng gây cảm giác buồn nôn và nôn.

Bóp cánh mũi: Sử dụng ngón cái và ngón trẻ bóp chặt hai cánh mũi trong khoảng thời gian 10-15 phút và thở bằng miệng. Việc làm này sẽ giúp máu ngừng chảy.

Nếu sau 10-15 phút máu còn chảy, bạn nhắc lại các bước tiếp theo. Trong trường hợp vẫn tiếp tục chảy và không cầm được máu, bạn cần đứa trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.

Cần làm gì để tránh trường hợp chảy máu cam tái phát sau khi cầm máu?

Khoảng thời gian đầu tiên sau khi cầm được máu bố mẹ có thể an tâm, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ tiếp tục chảy máu do một số yếu tố ảnh hưởng đến lên vị trí tổn thương. Để bảo vệ con không bị chảy máu tái phát, cha mẹ cần thực hiện các bước sau:

  • Trong khoảng 2 giờ sau khi cầm máu, nên cho trẻ nghỉ ngơi, làm các hoạt động nhẹ nhàng như đọ sách, tô màu, xem tivi giải trí…
  • Động viên trẻ không cho tay vào mũi trong vòng 24 giờ, để tránh ảnh hưởng đến vị trí bị tổn thương. Tuy theo cách bác sĩ can thiệp mà thời gian này có thể lâu hơn.
  • Hạn chế cho trẻ dùng thức ăn nóng hoặc tắm nước nóng trong 1 ngày đầu tiên.
  • Trong khoảng vài ngày đầu tiên, không nên cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh như chạy nhảy, bơi lội, đùa nghịch la hét, xô đẩy…
  • Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau, bổ sung chất xơ và vitamin cầu thiết.

Cách phòng tránh

Các hành động đơn giản có thể giúp trẻ thoát khỏi tình trạng chảy máu cam như:

  • Móng tay luôn được cắt đủ ngắn để không bị xước khi đưa vào mũi. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế việc trẻ tự đưa tay vào mũi, miệng.
  • Làm ẩm môi trường xung quanh bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ. Tuy nhiên, bạn nên vệ sinh máy thường xuyên.
  • Hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc để giảm tình trạng chảy máu cam.

Tình trạng trẻ chảy máu cam là lành tính, song cũng bố mẹ cũng không nên quá xem nhẹ. Trong thời tiết lạnh khô cuối năm, trẻ có nguy cơ chảy máu cam nhiều hơn. Hi vọng bài viết này có thể giúp bạn trở thành “bác sĩ” gia đình để bên con những lúc này.

 

 

Nguồn : bau.vn