Viêm đường tiết niệu khi mang thai có nguy hiểm không? mẹ bầu nên nắm rõ!

Ở đối tượng phụ nữ mang thai lúc này sức đề kháng suy giảm, cộng thêm thai phát triển kích thước lớn dần gây chèn ép lên vùng tiết niệu có thể dẫn đến viêm. Bởi vậy, bệnh viêm đường tiết niệu là hiện tượng phổ biến rất dễ xảy ra ở các mẹ bầu.

1.  Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu khi mang thai:

– Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và trùng gây nên. Ngoài ra, cấu tạo giải phẫu của hệ tiết niệu cũng như tính chất ngề nghiệp và lối sống không khoa học cũng là nguyên nhân gây bệnh. Đối với phụ nữ niệu đạo ngắn hơn nam giới, âm đạo và hậu môn tương đối gần nhau và nằm trên cùng một bình diện. Chính vì thế dễ bị lâu nhiễm bệnh lý từ bộ phần này qua bộ phận kia.

– Khi mang thai, do thay đổi cấu trúc của xương chậu, phụ nữ mang thai cũng bị mất nhiều nước hơn bình thường, giảm số lần đi tiểu là một trong những nguyên nhân để các vi khuẩn gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bàng quang của thai phụ khi bị thai nhi chèn ép, không kiểm soát được việc tiểu tiện dẫn đến ứ đọng nước tiểu, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu. Với phụ nữ mang thai thì bệnh thường xuất hiện vào đầu tháng thứ tư của thai kỳ.

Viêm đường tiết niệu là bệnh do vi khuẩn điển hình là E.coli và trùng gây nên

Dấu hiệu của viêm đường tiểu khi mang thai

Trong trường hợp mắc phải nhiễm trùng đường tiểu không triệu chứng, bạn sẽ không gặp phải bất kỳ dấu hiệu khả nghi nào và bác sĩ chỉ có thể phát hiện bệnh trong quá trình sàng lọc trước khi sinh. Nhưng nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng đường tiểu có triệu chứng, bạn sẽ nhận thấy các tình trạng sau đây:

  • Đau và cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Cảm giác đau ở khu vực bàng quang
  • Nước tiểu có máu hoặc chất nhầy
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi
  • Đau hoặc khó chịu khi quan hệ
  • Muốn đi tiểu thường xuyên
  • Sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi
  • Đau ở phần bụng dưới
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau lưng.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị bạn thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng nhiễm trùng.

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường tiết niệu thường xuất hiện với những triệu chứng rõ ràng như tiểu buốt, bí tiểu, tiểu dắt, tức vùng bụng dưới,…

Tuy nhiên, ở giai đoạn mới khởi phát, bệnh thường diễn ra âm thầm và không có dấu hiệu cụ thể, bà bầu chỉ có thể biết được thông qua thăm khám hay xét nghiệm nước tiểu.

Vậy viêm đường tiết niệu ở bà bầu có nguy hiểm không? – Tùy theo từng cơ quan bị viêm đường tiết niệu mà bác sĩ có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe thai phụ.

Mặc dù vậy, bệnh viêm đường tiết niệu nói chung đều gây những ảnh hưởng nhất định tới thai nhi và cơ thể mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể gây ra viêm nhiễm nặng, nguy đến tính mạng.

Viêm đường tiết niệu ở bà bầu cần được thăm khám sớm để tránh biến chứng nguy hiểm

Những biến chứng viêm đường tiết niệu khi đang mang thai có thể xảy tới, phải kể đến như:

  • Viêm bàng quang cấp
  • Viên thận cấp
  • Suy thận cấp
  • Tiền sản giật.
  • Nhiễm độc thai
  • Cao huyết áp

Để phòng ngừa những biến chứng xấu có thể xảy ra, bà bầu nên thực hiện thăm khám sớm tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín để điều trị dứt điểm bệnh viêm đường tiết niệu.

Khi sức đề kháng còn tốt và thận hoạt động bình thường thì việc điều trị sẽ rất nhanh và dễ dàng.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • Thực phẩm giúp mẹ bầu giảm ốm nghén dễ kiếm quanh nhà

    Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong tam cá nguyệt đầu tiên, ảnh hưởng đến hơn 70% mẹ bầu. Tình trạng buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi không chỉ gây khó chịu mà còn làm mẹ lo lắng về dinh dưỡng cho thai nhi. Tin vui là một số thực phẩm quen thuộc, dễ tìm ngay tại chợ hoặc siêu thị có thể hỗ trợ giảm ốm nghén một cách tự nhiên và an toàn.
  • Súp lơ – Loại rau “vàng” mùa đông chứa vitamin C gấp 3 lần cam, cực tốt cho mẹ bầu

    Không chỉ là loại rau quen thuộc trong mỗi bữa ăn, súp lơ – đặc biệt là súp lơ xanh – được coi là “siêu thực phẩm” dành cho phụ nữ mang thai. Ít ai ngờ rằng loại rau này chứa lượng vitamin C cao gấp ba lần cam, đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu như folate, chất xơ, vitamin K... giúp mẹ khỏe, con phát triển toàn diện, lại cực kỳ dễ chế biến và ngon miệng.
  • Yoga giữa thai kỳ – Bí quyết giảm đau lưng và giữ dáng cho mẹ bầu

    Trong ba tháng giữa của thai kỳ, đau lưng là vấn đề phổ biến ở nhiều bà bầu. Thay vì chỉ tìm đến thuốc giảm đau, mẹ bầu có thể lựa chọn bộ bài tập yoga nhẹ nhàng, vừa giúp giảm căng cơ vùng lưng, vừa hỗ trợ sức khỏe tổng thể và duy trì vóc dáng.
  • Mẹ bầu ăn gì để da mịn, không sạm nám? 5 nhóm thực phẩm giúp “đẹp từ trong bụng”

    Nhiều mẹ bầu than phiền làn da trở nên xỉn màu, nổi mụn hoặc nám da trong thai kỳ. Thay vì phụ thuộc vào mỹ phẩm, một chế độ ăn uống khoa học có thể giúp cải thiện đáng kể vẻ ngoài của làn da từ bên trong. Dưới đây là những thực phẩm vàng giúp mẹ bầu vừa khỏe mạnh vừa giữ được làn da rạng rỡ, hồng hào suốt thai kỳ.
  • Mẹ bầu khó thở khi mang thai: trường hợp nào bất thường cần nhập viện?

    Mẹ bầu khó thở là một vấn đề sức khoẻ thường gặp trong những ngày thai kỳ. Thế nhưng có những trường hợp bất thường cần phải lưu ý dưới đây.
  • Không cần cá hồi, mẹ bầu vẫn đủ omega-3 nhờ loại hạt này

    Không cần đến các loại cá đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu vẫn có thể bổ sung omega-3 hiệu quả từ một loại hạt bé nhỏ, dễ tìm và giá cực kỳ phải chăng – đó là hạt lanh. Không chỉ giàu dinh dưỡng, hạt lanh còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và bé, được mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” trong thai kỳ hiện đại.