Trong những ngày thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khoẻ như: táo bón, đau bụng dưới, đau đầu,… Và cả tình trạng đái tháo đường. Trái cây là một trong những thực phẩm giúp mẹ bầu bị đái tháo đường có thể cải thiện sức khoẻ của mình. Bởi trong trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất. Vậy đó là những loại trái cây nào? Ăn với lượng bao nhiêu là đủ?
Đái tháo đường thai kỳ là gì?
Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24-28.
Nếu được chẩn đoán đái tháo đường trong thai kỳ, không có nghĩa là thai phụ đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường typ 2 trong tương lai.
Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.
Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ
Hầu hết phụ nữ mang thai không gặp phải các dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ. Hầu hết phát hiện ra rằng họ mắc bệnh này trong một cuộc kiểm tra định kỳ. Trên thực tế, cách duy nhất để biết có mắc đái tháo đường thai kỳ hay không là xét nghiệm lượng đường trong máu, thường được đưa ra khi thai được 24 đến 28 tuần.
Một số phụ nữ có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng đầu tiên của bệnh đái tháo đường thai kỳ, bao gồm:
- Cơn khát tăng dần: Uống nhiều hơn mức bình thường và có cảm giác luôn khát nước.
- Đái tháo đường thai kỳ có thể khiến thai phụ cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường.
- Thai phụ cảm thấy nhanh đói và ăn nhiều hơn.
- Đi tiểu nhiều hơn bình thường.
- Khô miệng mặc dù uống nhiều có thể là một dấu hiệu khác của bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường thai kỳ
Khi các thức ăn được đưa vào cơ thể, lúc này tuyến tụy sẽ tiết ra insulin, một loại hormone giúp di chuyển một loại đường gọi là glucose từ máu đến các tế bào để sử dụng nó làm năng lượng.
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể tiết ra đủ insulin để xử lý nó. Nhưng nếu cơ thể không thể tạo đủ insulin hoặc ngừng sử dụng insulin như bình thường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên và thai phụ sẽ được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Lợi ích của việc thêm trái cây vào chế độ ăn cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ
Trái cây có nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong số đó có một số loại có lợi cho sức khỏe với những mẹ bầu đang sống chung với bệnh đái tháo đường.
- Cung cấp chất xơ: Giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu, giảm cholesterol trong máu, tăng cảm giác no giúp kiểm soát sự thèm ăn.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất: Giúp giảm huyết áp, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương, tăng chức năng não và tăng cường miễn dịch.
- Cung cấp chất chống ôxy hóa: Giúp ngăn chặn tổn thương tế bào, làm chậm sự tiến triển của một số bệnh mạn tính.
5 loại trái cây tốt cho mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ
1. Quả kiwi
Kiwi là loại trái cây có hàm lượng calo rất thấp và ít đường, đồng thời kiwi cũng rất giàu chất dinh dưỡng nên đặc biệt thích hợp cho những thai phụ bị đái tháo đường. Ngoài ra, kiwi còn có thể cải thiện tình trạng đái tháo đường thai kỳ cho mẹ bầu, giảm các triệu chứng khát và khó chịu.
2. Quả táo
Táo rất giàu crom có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra táo cũng rất giàu axit trái cây có tác dụng ổn định lượng đường trong máu nên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ có thể ăn táo một cách hợp lý, mỗi ngày 1-2 quả là được.
3. Quả bưởi
Bưởi được biết đến là một loại trái cây có chứa insulin, vì cùi bưởi có chứa chức năng tương tự như insulin nên bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ ăn bưởi là rất thích hợp. Ngoài ra, bưởi còn có tác dụng hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng tăng lipid máu ở phụ nữ mang thai.
4. Quả dâu tây
Hàm lượng đường trong dâu tây rất thấp, dù bị đái tháo đường thai kỳ cũng có thể ăn được. Ngoài ra dâu tây rất giàu kali nên có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khát nước gây ra do bệnh đái tháo đường.
5. Quả cherry
Cherry hay anh đào cũng là loại trái cây có vị chua ngọt nhưng hàm lượng đường không cao và đây cũng là một trong những loại trái cây rất thích hợp cho bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ. Ngoài ra, cherry cũng rất giàu anthocyanins, có thể thúc đẩy quá trình tiết insulin.
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ ăn bao nhiêu trái cây là đủ?
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn 2 đến 4 phần mỗi ngày. Một khẩu phần bằng:
- 1 trái cây vừa (chẳng hạn như chuối, táo hoặc cam).
- 1/2 chén (170g) trái cây cắt nhỏ, đông lạnh, nấu chín hoặc đóng hộp.
- 3/4 cốc (180ml) nước ép trái cây.
Các lựa chọn trái cây lành mạnh bao gồm:
- Nên ăn toàn bộ trái cây thay vì nước trái cây vì sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn cho cơ thể.
- Sử dụng nước hoa quả nguyên chất, không thêm đường.
- Lựa chọn trái cây tươi và nước trái cây vì chúng sẽ bổ dưỡng hơn các loại trái cây đông lạnh hoặc đóng hộp.
Cách giúp mẹ bầu phòng chống bị bệnh đái tháo đường thai kỳ
- Duy trì thói quen và lối sống lành mạnh trước và trong khi mang thai.
- Chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe
- Vận động thường xuyên
- Giữ cân nặng hợp lý khi có ý định mang thai
- Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ nhiều thông tin bổ ích.
Nguồn : bau.vn