4 đại kỵ khi ăn khoai lang, tránh ngay nếu không muốn bệnh tật

Khoai lang nếu không bị nhiệt phá hủy, màng tế bào tinh bột của chúng sẽ rất khó tiêu hóa, vì vậy bạn phải tránh điều sau khi ăn.

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người. Chúng có nhiều lợi ích rất tốt như chứa nhiều hàm lượng các chất như vitamin A, E hay các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như chất xơ, kali… rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ăn khoai lang cũng cần có những điều cần lưu ý nếu như không muốn phạm phải những “đại kỵ”. Chính vì vậy, khi ăn khoai lang bạn cần chú ý những điều sau. Cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết dưới đây của Bau.vn bạn nhé!

4 điều nên tránh ăn khoai lang nếu không rước bệnh vào thân

1. Không nên ăn khoai lang khi đói

Nhiều người có quan niệm rằng khi đói, chỉ cần ăn bất cứ loại thực phẩm nào cũng có thể giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng khó chịu, cồn cào. Chính vì vậy mà nhiều người thường có thói quen ăn khoai lang khi đòi và coi hành động đó như một bữa lót dạ. Thế nhưng, đây là lại việc làm rất có hại cho sức khỏe mà rất ít người biết tới. Bởi trong khoai lang có chứa hàm lượng đường rất lớn, vì thế nên khi ăn nhiều khi đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua và làm sinh hơi trướng bụng. Do đó, bạn không nên bổ sung món ăn này trong lúc đói đâu bạn nhé.

2. Khoai đã được tích trữ quá lâu

Nhiều người thường có thói quen mua khoai lang với số lượng lớn, sau đó sẽ đem chúng đi tích trữ và sử dụng dần. Bởi nhiều người nghĩ rằng làm như vậy sẽ khiến khoai ngọt và ngon hơn so với những loại khoai mới đào từ đất lên. Thế nhưng, đây lại là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi khi tích trữ quá lâu, lượng nước sẽ giảm đi sau khi bị bốc hơi, từ đó mà lượng đường trong khoai lang sẽ tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy, việc bổ sung quá nhiều lượng đường vào trong cơ thể sẽ khiến cho sức khỏe trở nên xấu đi và chuyển biến xấu, thậm chí là gây ra một số tình trạng như nôn mửa và đau bụng.

3. Đã ăn khoai nhưng không giảm món chính

Trong khoai lang có chứa hàm lượng tinh bột rất cao. Chính vì vậy, khi vừa bổ sung khoai lang xong, bạn tuyệt đối không nên ăn thêm quá nhiêu cơm. Bởi trong khoai lang có chứa tinh bột có thể cao tương đương với cơm. Do vậy mà bạn nên giảm lượng cơm trong ngày nếu không muốn bị dư thừa quá nhiều tinh bột. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dễ dàng tạo ra một lượng lớn khí trong đường tiêu hóa, có thể dẫn đến đầy bụng và ợ hơi.

4. Người có hệ tiêu hóa kém

Khoai lang là một trong những loại thực phẩm không phù hợp với những người có hệ tiêu hóa kém. Bởi đối với những người có hệ tiêu hóa không tốt, họ thường xuyên gặp phải tình trạng đầy hơi, chướng bụng… Do đó không nên ăn quá nhiều khoai lang, vì khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị và gây ra một số tình trạng khác như gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi chướng bụng. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn quá nhiều loại thực phẩm này để giữ cho mình một sức khỏe tốt bạn nhé.

Nguồn : bau.vn