5 cách nấu cháo gà cho bé thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà

Cháo gà là món ăn đơn giản nhưng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của bé. Bau.vn chỉ cách nấu cháo gà thơm ngon như ngoài hàng cho bé nhé!

Cách nấu cháo gà cho bé rất đơn giản nhưng không phải mẹ nào cũng biết kết hợp với các thực phẩm khác để tạo sự mới lạ cho món ăn.

1. Cháo gà có lợi gì cho bé?

Thịt gà là loại thực phẩm giàu chất đạm và sắt. Cùng là thịt gà nhưng mỗi bộ phận trên con gà mang lại hàm lượng dinh dưỡng và các loại dưỡng chất khác nhau. Ví dụ như ức, lườn gà sẽ ít calo, chất béo hơn phần đùi và bắp đùi.

Ngoài ra, thịt gà được coi là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé như giàu vitamin A giúp bổ mắt, phát triển răng và xương chắc khỏe, giúp trẻ tăng cân tốt…

2. Cách nấu cháo gà cho bé

Nấu cháo gà bí đỏ

Các mẹ chuẩn bị thịt gà nạc đã băm nhỏ, cho lên bếp xào qua. Bí đỏ hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

Khi cháo chín, cho thịt gà và bí đỏ vào đun đến khi sôi, các mẹ có thể cho thêm 1 muỗng dầu ăn của bé để tăng hương vị.

Cách nấu cháo gà hạt sen

Gà băm nhỏ, bí đỏ cắt hạt lựu.

Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm đem ngâm nước sôi 3-4 tiếng hoặc qua đêm để hạt sen nhanh nhừ hơn.

Cách mẹ nấu cháo cùng hạt sen, xào gà cùng dầu oliu. Tiếp đến cho bí đảo và cháo và hạt sen, cuối cùng cho thịt gà. Nấu đến đi bí đỏ nhừ là được.

Cháo thịt gà khoai lang dễ tiêu

Các mẹ ninh nhừ gạo nếp với gạp tẻ thành cháo. Trong lúc đợi cháo chín, thịt gà thái lát mỏng, băm nhỏ và viên tròn từng viên cho vào đĩa. Nên chọn phần lườn vì thịt mềm tốt cho bé.

Phi thơm thịt gà cùng chút mắm, một xíu dầu ăn rồi cho nước vào đun đến khi thịt mềm. Khoai lang bạn gọt vỏ, thái mỏng hấp chín rồi nghiền nhuyễn.

Đến khi cháo chín, bạn cho cháo, khoa lang xay nhuyễn thành hỗn hợp sền sệt. Đổ ra nồi nhỏ đun cho thịt gà vào cùng đun đến khi sôi, nêm thêm 1 thìa canh dầu oliu.

Cháo tim gà

Tim gà mua về dùng nước muối pha loãng rửa thật sạch rồi cắt làm đôi rồi băm thật nhỏ. Bạn cần băm nhỏ và bỏ phần cuống gà đi vì phần này dai bé không nhai được, dễ gây hóc cho bé. Thêm chút nước mắm vào ướp chừng 20 phút.

Bắc chảo lên bếp, thêm dầu ăn vào đun nóng thì trút hành khô vào phi thơm. Tiếp đến cho tim gà vào đảo đều tay và xào đến khi chín thì tắt bếp.

Mẹ ninh cháo khi thấy đủ nhừ thì cho phần tim gà đã xào chín vào đảo đều. Nếu thấy cháo vẫn nhạt cho thêm chút nước mắm vào khuấy đều, đun thêm vài phút nữa rồi cho hành, rau mùi vào đảo đều, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho bé ăn khi còn ấm vừa ngon vừa bổ.

 

Nguồn : Sức khỏe 24h

  • Giải mã “đốt 3 tuổi”: Vì sao trẻ hay ốm vặt, khó nuôi trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi?

    “Đốt 3 tuổi” là cách gọi dân gian chỉ giai đoạn phát triển đầu đời của trẻ, thường kéo dài từ khi con được khoảng 6 tháng tuổi cho đến mốc 3 tuổi. Đây là thời kỳ cơ thể và trí não trẻ phát triển vượt bậc, nhưng cũng là lúc sức đề kháng chưa hoàn thiện, hệ tiêu hóa nhạy cảm và tâm sinh lý có nhiều biến động. Chính vì vậy, không ít cha mẹ gặp phải tình huống con thường xuyên ốm vặt, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí khó chăm sóc hơn hẳn các giai đoạn khác.
  • Trẻ khỏe, thông minh nhờ 7 thực phẩm đơn giản mà cực kỳ hiệu quả

    Dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ. Theo khuyến nghị từ các chuyên gia nhi khoa, một chế độ ăn khoa học – đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp trẻ tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và hạn chế nguy cơ ốm vặt. Trong số đó, có 7 loại thực phẩm được ví như “vàng dinh dưỡng” mà cha mẹ nên bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ.
  • Dinh dưỡng khoa học – Chìa khóa giúp trẻ thoát khỏi còi xương

    Còi xương là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vitamin D, canxi và phốt pho – những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển hệ xương. Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ là yếu tố then chốt để phòng ngừa và cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng dành cho cha mẹ trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ còi xương.
  • Trẻ bị sởi nên ăn gì? 4 lưu ý quan trọng cha mẹ đừng bỏ qua

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, thường gặp ở trẻ em và dễ bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát tốt. Ngoài việc tuân thủ điều trị và chăm sóc y tế, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ tăng sức đề kháng và phục hồi nhanh chóng. Dưới đây là 4 lưu ý cha mẹ nên ghi nhớ khi xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị sởi.
  • Trẻ ăn chay từ bé: Lựa chọn nuôi dưỡng hay rủi ro sức khỏe?

    Trong bối cảnh ngày càng nhiều gia đình theo đuổi lối sống xanh, bền vững và nhân đạo, việc cho trẻ ăn chay từ nhỏ đang trở thành một xu hướng được quan tâm. Tuy nhiên, giữa những lời khen ngợi và cảnh báo, nhiều bậc cha mẹ vẫn băn khoăn: liệu một chế độ ăn chay có thực sự phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ cả về thể chất lẫn trí tuệ?
  • Chế độ ăn phù hợp cho trẻ rối loạn tiêu hóa: Cha mẹ cần biết gì?

    1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa là bệnh phổ biến gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ em. Nguyên nhân do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi còn non yếu, khiến trẻ dễ bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tấn công gây bệnh đường tiêu hóa. Ngoài ra, tình trạng vệ sinh kém, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài… Đặc biệt là chế độ dinh dưỡng không hợp lý hay dị ứng thực phẩm… cũng là nguyên nhân quan trọng dễ gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm, ăn các món ăn khó tiêu, nhiều đạm, nhiều dầu mỡ, ăn không đúng bữa, uống sữa phù hợp với độ tuổi, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… là những sai lầm thường gặp dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Theo TS.BS Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đa phần trẻ […]