Đối với phụ nữ sau sinh, nếu ăn các loại rau gây hại cho sữa sẽ dẫn đến tình trạng sữa có mùi vị lạ, mất sữa không đủ cho bé bú. Chính vì thế, các mẹ hãy cân nhắc trước khi sử dụng 5 món rau này trong bữa cơm cữ nhé!
1. Bắp cải là loại rau gây hại cho sữa mẹ
Trong dân gian, lá bắp cải hơ nóng đắp lên ngực sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng tắc tia sữa, giúp sữa về nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bắp cải được chế biến sẽ có tác dụng ngược lại, gây mất sữa mẹ. Bởi, trong bắp cải có tính hàn khiến mẹ dễ bị đau bụng, lạnh bụng ảnh hưởng đến nguồn sữa.
2. Măng
Măng là loại thực phẩm được ưa chuộng vì hương vị đặc biệt nhưng thực tế lại không tốt cho sức khỏe, kể cả với những người bình thường hay các mẹ sau sinh. Trong măng vốn chứa một lượng độc tố axid cyanhydric (HCN) khá lớn có thể gây giảm tiết sữa ở những phụ nữ đang cho con bú. Do vậy nếu bạn đang có ý định dùng măng trong khẩu phần ăn hàng ngày, hãy điều chỉnh lại liều lượng nhỏ hoặc tốt nhất là đợi cho đến khi con được cai sữa.
3. Rau bạc hà, mùi tây là 2 loại rau gây hại cho sữa
Bạc hà vốn có vị cay, tính hàn nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc cho vào các loại nước giải khát mùa hè như trà bạc hà. Tuy nhiên, bạc hà có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao.
Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ ăn bạc hà thì một lượng nhỏ sẽ đi vào sữa khiến mùi vị sữa thay đổi, khiến trẻ bú vào không tốt. Việc sử dụng bạc hà trong thời gian dài, hoặc với số lượng lớn có thể khiến lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.
Ngoài bạc hà thì rau mùi tây cũng có chứa có lượng lớn tinh dầu, vị thơm cay đặc trưng nên thường được dùng để ăn sống hoặc trang trí món ăn. Với những phụ nữ đang cho con bú, ăn rau mùi tây có thể làm sữa mẹ có mùi lạ khiến bé chán bú hoặc bỏ bú.
4. Rau đắng
Tương tự như rau má, actiso, khổ qua…., rau đắng vốn có tính mát và lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan tốt, chữa trị nhiều bệnh lý cho cơ thể. Tuy nhiên cũng chính vì tính hàn này nên nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều rau đắng.
Phụ nữ sau sinh nếu thường xuyên ăn đồ lạnh có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề như dễ đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy,… gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú và cũng khiến trẻ dễ đau bụng, khó tiêu.
5. Lá lốt
Trong Đông Y, lá lốt có tính ấm, vị cay nồng. Lá lốt ngoài việc được sử dụng như một loại rau gia vị đặc trưng của nhiều món ăn thì nó còn góp mặt trong rất nhiều bài thuốc.
Trên thực tế, thông tin cho rằng lá lốt là rau mất sữa chỉ dừng lại ở mức độ tin đồn. Hoặc là kinh nghiệm các bà các mẹ ngày xưa để lại. Thậm chí nhiều người cho rằng chỉ cần ra vườn dẫm phải cây lá lốt cũng mất sữa?
Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh ăn lá lốt gây mất sữa, thế nhưng nhiều trường hợp cho thấy sau khi ăn lá lốt thì sữa có dấu hiệu ít đi, một số mẹ thật sự bị mất sữa. Vì vậy, tốt nhất là mẹ nên hạn chế loại rau này trong thực đơn ăn uống.
Nguồn : bau.vn