7 câu hỏi thường gặp khi hút thai

Khi mang thai ngoài ý muốn thường mọi người sẽ lựa chọn giải pháp bỏ thai. Trong số đó phá thai bằng phương pháp hút thai được sử dụng rất nhiều.

1. Tiến hành hút thai như thế nào ?

Bác sĩ đưa một ống nhỏ bằng nhựa qua cổ tử cung vào trong tử cung (ống này nối với bơm điện hoặc bơm tay) rồi hút phôi thai ra. Việc hút thai bằng bơm điện có thể thực hiện với những phụ nữ chậm kinh đến 8 tuần. Hút thai bằng bơm tay có hai loại: Bơm tay một van sử dụng cho phụ nữ chậm kinh đến 4 tuần, bơm hai van sử dụng cho phụ nữ chậm kinh đến 8 tuần. Thủ thuật hút được thực hiện nhẹ nhàng, ít đau đớn và ít biến chứng.Thủ Thuật chỉ diễn ra trong vòng 10 phút và thời gian hồi sức khoảng 1 giờ sau khi làm thủ thuật.

2. Hút thai có đau không ?

Bạn sẽ cảm thấy hơi đau trong quá trình hút thai, thông thường giống như đau khi đang hành kinh. Mỗi người sẽ cảm thấy đau ở mức độ khác nhau, nhưng hầu hết là có thể chịu đựng được bởi vì cảm giác này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn và nhanh chóng giảm đi sau khi thủ thuật đã được thực hiên xong.

3. Nguy cơ nào có thể gặp sau khi hút thai ?

–  Nhiễm trùng : thủ thuật không đảm bảo vô khuẩn hoặc chế độ vệ sinh không tốt sau khi hút thai.

– Sót thai : thường gặp khi kỹ thuật hút không tốt.

– Sót nhau thai : một số ít trường hợp sẽ bị sót nhau thai trong tử cung khi nhau thai bám chắc.

4. Chăm sóc thế nào sau khi hút thai ?

Để giảm rủi ro bị nhiễm trùng, trong vòng 2 tuần sau khi hut thai :

– Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục 2 lần/ngày bằng nước đun sôi để nguội.
– Không quan hệ tình dục
– Không làm việc nặng

– Theo dõi các dấu hiệu ra máu, ra dịch bất thường, đau tức bụng dưới, sốt…

5. Chu kỳ kinh nguyệt sẽ quay lại khi nào ?

Chu kỳ kinh bình thường sẽ bắt đầu trong vòng từ 4 – 8 tuần tính từ ngày hút thai
Nên nhớ rằng, trong khoảng thời gian bạn chưa có kinh trở lại thì trứng vẫn rụng và bạn có thể tiếp tục mang thai trước khi chu kỳ mới bắt đầu. Vì thế bạn cần phải sử dụng biện pháp tránh thai cho lần quan hệ đầu tiên ngay sau khi hút thai.

6. Những dấu hiệu thường gặp sau khi hút thai ?

– Chảy máu : Bình thường sẽ ra máu ở âm đạo trong vòng 5 ngày kể từ khi hút thai. Thông thường hiện tượng này kéo dài 2 -7 ngày, và trong một số trường hợp có thể bị ra máu từng đợt, kéo dài đến 2 tuần.

– Buồn nôn : Cảm giác buồn nôn, ốm nghén sẽ biến mất sau 24h kể từ khi hút thai. Liên lạc với chúng tôi nếu bạn thấy triệu trứng đó tiếp diễn sau 2 tuần.

– Đau ngực: Bạn sẽ cảm thấy đau ngực trong vòng 2 tuần kể từ khi hút thai.

7. Phải đi khám khi nào ?

Bạn cần đến khám lại nếu bạn có một trong số các dấu hiệu sau:

– Chảy máu nhiều hơn cả khi bạn hành kinh và kéo dài trong vòng hơn 2 ngày
– Đau dai dẳng hoặc bị chuột rút ( vọp bẻ ) hơn 2 ngày
– Ra máu cục dai dẳng
– Khí hư có mùi khó chịu
– Thân nhiệt tăng và cảm giác như bị sốt
– Bị ốm hoặc đau ngực trong vòng 2 tuần sau khi hút thai
– Không có kinh lại sau 8 tuần kể từ khi hút thai.

Đến khám lại sau 2 tuần hoặc theo lịch hẹn tái khám.

Theo Suckhoe68

Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu nên làm gì để chuyển dạ dễ dàng hơn ?

    Chuyển dạ là một trong những giai đoạn quan trọng và thử thách nhất trong hành trình mang thai của người phụ nữ. Đối với nhiều mẹ bầu, cảm giác hồi hộp, lo lắng và thậm chí là sợ hãi trước “giờ G” là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu được chuẩn bị kỹ càng từ thể chất đến tinh thần, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng, chủ động và an toàn hơn.Dưới đây là những lời khuyên hữu ích và thiết thực giúp mẹ bầu có một cuộc chuyển dạ thuận lợi, giảm đau và tăng cơ hội sinh thường thành công.
  • Chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị đa ối-Ăn làm sao cho mẹ khỏe,con an toàn ?

    Mang thai là hành trình kỳ diệu, nhưng đôi khi cũng không tránh khỏi những “bất thường” cần mẹ quan tâm hơn một chút – như tình trạng đa ối. Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị đa ối, đừng hoang mang. Ngoài việc theo dõi sát sao y tế, mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát lượng nước ối phần nào qua chế độ ăn uống khoa học và hợp lý.
  • Mẹ bầu nuôi thú cưng: Cẩn trọng với những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn

    Thú cưng từ lâu đã là người bạn thân thiết, mang lại niềm vui và sự gắn kết cho nhiều gia đình. Tuy nhiên, khi trong nhà có mẹ bầu, việc chăm sóc thú cưng cần được cân nhắc kỹ càng hơn. Dù hầu hết các loài thú nuôi đều khá an toàn nếu được chăm sóc tốt, nhưng vẫn tồn tại những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn mà mẹ bầu không nên xem nhẹ.
  • Sốt xuất huyết khi mang thai: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé

    Mỗi năm, vào mùa mưa, số ca mắc sốt xuất huyết lại tăng cao ở nhiều địa phương. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do muỗi Aedes aegypti truyền virus dengue. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thai nhi, từ sảy thai đến sinh non, thậm chí tử vong.Việc hiểu rõ mức độ nguy hiểm, dấu hiệu cảnh báo và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết để mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất.
  • Những yếu tố nào ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi ?

    Cân nặng của thai nhi là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển toàn diện trong bụng mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào thai nhi cũng đạt cân nặng tiêu chuẩn, và điều này chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố khác nhau. Cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định đến cân nặng của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
  • 5 cách giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa cho mẹ

    Nhiều mẹ sau sinh mổ thường đau đầu về vấn đề cân nặng và béo bụng. Vậy có những cách nào để giảm cân sau sinh mổ an toàn mà vẫn nhiều sữa?