7 dấu hiệu cơ thể “vạch trần” những người không đáng tin

Hiểu đúng về những dấu hiệu cơ thể dưới đây sẽ giúp bạn phần nào nắm bắt được cử chỉ của người không đáng tin, tránh đặt niềm tin sai chỗ.

Bài viết dưới đây của Bau.vn sẽ giúp bạn nhận biết những kiểu người không đáng tin qua các dấu hiệu cơ thể. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

7 dấu hiệu giúp bạn nhận biết người không đáng tin

1. Tránh giao tiếp bằng mắt hoặc dụi mắt quá nhiều

Liên tục nhìn ra phía xa ở góc trên bên trái hoặc bên phải là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của việc nói dối. Tuy nhiên, bạn cần phân biệt các hướng nhìn kể trên với hướng nhìn xuống dưới. Đây là hướng nhìn của người đang cố gắng nhớ ra chuyện gì đó. Bạn có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác hoặc tìm cách đảo ngược lại vấn đề để tìm hiểu chắc chắn xem liệu người đối diện mình có đang trung thực hay không.

2. Có xu hướng nghiêng xa khỏi bạn trong các cuộc trò chuyện

Nếu trong một cuộc đối thoại, bạn đột nhiên nhận thấy người đối diện có xu hướng nghiêng xa khỏi mình qua các cử động của chân, đầu và cơ thể, có khả năng người này đang cố gắng che giấu điều gì đó. Đôi khi, kỹ thuật này cũng có thể được áp dụng nếu bạn muốn tạo khoảng cách với người khác.

3. Chớp mắt quá nhanh hoặc quá chậm

Chớp mắt quá nhanh là biểu hiện của sự không thoải mái trong khi chớp mắt quá chậm là biểu hiện của sự trốn tránh, cố gắng giấu diếm cảm xúc của bản thân. Một ảo thuật gia dày dặn kinh nghiệm thường chớp mắt chậm hơn bình thường để tỏ ra bình thản, tự nhiên về màn diễn tiếp đó.

4. Bắt chéo tay và chân để phân tán sự chú ý

Theo nghiên cứu, 55% cuộc trò chuyện của chúng ta diễn ra phi ngôn ngữ và chân, tay là những phần quan trọng trong sự tương tác đặc biệt đó. Khoanh tay hay bắt chéo tay biểu thị sự tự vệ còn bắt chéo chân biểu thị sự khó chịu, không thoải mái. Những dấu hiệu nhỏ hơn như mở rộng cánh tay quá mức cũng có thể khiến một người trở nên thu hút, có cảm giác của lãnh đạo hơn.

5. Sử dụng cử chỉ tay quá nhiều

Thông thường, sử dụng cử chỉ tay giúp bạn tạo ra được trọng tâm trong bài diễn thuyết của mình và đồng thời khiến mọi người không ngừng tập trung vào nội dung được nói đến. Tuy nhiên, nếu một người sử dụng cử chỉ tay quá nhiều và thường xuyên dùng cả hai tay, rất có thể người này đang nói dối về một việc gì đó, theo một nghiên cứu vào năm 2015. Việc quá nhiều cử chỉ cũng khiến người nói trở nên luống cuống và kém tin tưởng hơn trong mắt khán giả.

6. Đột nhiên cao giọng

Thông thường, những người nói dối hoặc cố gắng che giấu điều gì sẽ có giọng điệu cao hơn những người trung thực. Đây cũng là một trong những điểm khiến bạn quyến định xem mình có nên tin tưởng người đối diện hay không.

 7. Thường xuyên dùng điện thoại để tránh đối diện trực tiếp

Nếu bạn thấy ai đó nhìn và tương tác với điện thoại quá thường xuyên, rất có thể người này sợ phải giao tiếp và đối điện trực tiếp. Vấn đề này có thể trở nên vô cùng tồi tệ, nhất là khi người mắc phải là gia đình, bạn bè hay đối tác của bạn. Nếu chẳng may điều này diễn ra, bạn hãy thẳng thắn và khéo léo nói chuyện để người đó nhận ra được tình trạng của mình.

Nguồn : bau.vn