7 sai lầm khi dạy các bé ở tuổi lên 2

Tuy cái mốc "biết đi" là một bước rất quan trọng trong quá trình phát triển những năm đầu đời, mẹ cũng không thể kỳ vọng đây là thời điểm mình có thể dạy con biết hết mọi quy tắc và cách hành xử. Thực tế, còn rất nhiều điều các bé không hiểu được

Tuy cái mốc “biết đi” là một bước rất quan trọng trong quá trình phát triển những năm đầu đời, mẹ cũng không thể kỳ vọng đây là thời điểm mình có thể dạy con biết hết mọi quy tắc và cách hành xử. Thực tế, còn rất nhiều điều các bé không hiểu được

Dưới đây là top 7 sai lầm thường gặp khi dạy con ở độ tuổi này.

1. Bảo con hãy nhìn lại lỗi lầm của mình

Mẹ cứ cố gắng bắt con “nhìn lại những gì mình đã làm” mà không biết rằng câu nói đó chẳng có giá trị gì với trẻ ở tuổi này.

2. Bắt con xin lỗi

Ở tuổi tập đi, bé sẽ không xin lỗi vì hối hận mà chỉ vì bạn bảo bé làm thế. Đừng tạo cho con thói quen làm mọi thứ theo ý mình rồi chỉ cần nói “xin lỗi” là xong. Khi bé đủ lớn để biết có trách nhiệm với lời xin lỗi thì hãy dạy bé quy tắc này sau, mẹ nhé.

3. Luôn miệng nói “không”

Hãy tiết kiệm từ “không” khi bạn thực sự chưa cần dùng đến nó. Thay vì bảo “con không được đi đến đó” hãy nói “con tránh chỗ đó ra”. Hãy nhớ, dùng cách nói chủ động luôn tạo ra cảm giác tích cực hơn là “không” thế nọ, “không” thế kia.

4. Dễ dàng buông xuôi

Đôi khi bạn cần thực sự cứng rắn và kiên định, ngay cả trước một đứa trẻ đang nước mắt ngắn dài hay tỏ ra rất tức giận. Đừng vội vã thỏa hiệp khi mà bạn chưa tạo đủ sức ảnh hưởng đến lựa chọn của bé.


Ở tuổi này, bé vẫn thường xuyên dùng nước mắt làm “vũ khí”

5. Cố gắng gò ép con nhìn theo cách của mình

Bạn biết đấy, trẻ nhỏ luôn có những cách nhìn khác thường. Một chiếc muỗng có thể được dùng để xúc thức ăn, để đào gốc cây hoặc quay ngược cán muỗng để xúc bánh cho vào miệng. Nếu bỗng dưng bạn cắt ngang đà khám phá này và bảo bé phải làm thế này, thế khác thì chắc chắn là bạn thất bại đấy.

6. Không nói cụ thể các điều kiện mình muốn

Hãy chắc chắn rằng bạn hướng dẫn bé rõ ràng và bé đang tập trung lắng nghe: “Nếu con đổ nước ra sàn một lần nữa, mẹ sẽ cất bình nước đi”. Nếu bé lớn và hiểu chuyện hơn một chút, hãy giải thích: “Nước có thể làm mình bị trơn, ngã, con đã hiểu chưa nào?”

7. Cố gắng dạy con khi bé đang đói, mệt

Khi mà nhóc tì đang lừ đừ mệt mỏi hay bị cơn đói làm cho mờ cả mắt thì việc bạn cố “nhồi nhét” vào đầu bé rằng cái này tốt, cái kia là không nên… chẳng những không hiệu quả mà còn khiến bé phát cáu, rồi đến chính bạn cũng nổi đóa lên mà thôi.

 

Nguồn : bau.vn