8 Loại vật dụng cần thay mới để bảo đảm an toàn gia đình của bạn, đặc biệt là vật dụng số 3 gây điều kiện cho vi khuẩn phát sinh

Để đảm bảo sự an toàn cho toàn thể gia đình thân yêu, bạn cần phải thường xuyên chú ý tới những vật dụng cần thay mới trong nhà sau đây!

Có những loại vật dụng hay đồ dùng trong nhà cũng có hạn sử dụng nhưng lại ít ai thường để ý tới. Nếu những vật dụng này quá thời hạn sử dụng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Hãy cùng Bau.vn tìm hiểu xem đâu là những loại vật dụng cần thay mới để bảo đảm cho sự an toàn của gia đình bạn nhé!

8 Loại vật dụng cần thay mới nếu không muốn gây hại đến sức khỏe

1. Miếng rửa chén

Những loại vật dụng hỗ trợ bạn trong việc nhà bếp như miếng rửa chén là nơi có rất nhiều vi khuẩn tích tụ. Chúng sẽ trở thành một trong những tác nhận gây bệnh nếu không được thay mới thường xuyên. Miếng rửa chén có chứa khoảng 10 triệu loài vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn ecoli và Salmonella gây ngộ độc thực phẩm. Chúng sẽ đi từ bát đĩa vào cơ thể con người và gây bệnh.

2. Dụng cụ cọ bồn cầu

Dụng cụ cọ bồn cầu được giữ trong nhà vệ sinh lâu ngày tích tụ rất nhiều loại vi khuẩn gây nguy hại. Ngay cả khi bạn thường xuyên, chải chúng kèm theo các loại chất tẩy rửa chúng vẫn có thể bám trên các bàn chải. Nếu thấy dụng cụ cọ bồn cầu chuyển sang màu ngả vàng, hãy thay chúng bằng 1 chiếc mới bạn nhé.

3. Vật dụng cần thay mới: Khăn tắm

Cung cấp khăn cho khách sạn

Khăn tắm là vật dụng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với cơ thể chúng ta nhất. Không những thế, khăn tắm còn phải thường xuyên tiếp xúc nước, đây là môi trường thuận lợi để cho các loại vi khuẩn phát triển và sinh trưởng. Chúng sẽ gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bạn nếu không được thay mới theo định kỳ.

4. Chảo chống dính

Trung bình những chiếc chảo chống dính trong nhà bếp sẽ có tuổi thọ từ 2 đến 3 năm. Bạn vẫn nên thay thế chúng kể cả khi lớp phủ chống dính vẫn còn nguyên vẹn bởi Teflon (loại chất chống dính) có thể thải ra khoảng 6 loại khí gây độc cho sức khỏe.

5. Đũa gỗ

Đũa gỗ là một trong những vật dụng cần được thay mới, bạn nên thay chúng 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe. Trong đũa gỗ có thể tích tụ các vết bẩn hay dầu mỡ khi không được làm sạch kĩ. Các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, dạ dày và đường ruột và một số bộ phận khác gây hại, thậm chí là ung thư.

6. Thớt

Vì thớt phải chịu nhiều tác đọng từ các loại dao, nên bề mặt thớt sẽ tạo ra nhiều vết nứt. Những vết nứt này lâu ngày sẽ tích tụ nhiều vi khuẩn nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên thay thớt 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe của các thành viên trong gia đình nhé.

7. Vật dụng cần thay mới: Lưỡi dao cạo

Bạn nên thay đầu lưỡi dao cạo sau 1 – 2 tuần sử dụng để tránh tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng. Đối với những người ít sử dụng thì nên thay lưỡi dao cạo râu sau khoảng 4 – 6 tuần sử dụng.

8. Ruột gối

Ruột gối theo thời gian cũng chịu ảnh hưởng của bụi bẩn và lượng lớn vi khuẩn. Bạn nên thay ruột gối cho cả gia đình sau khoảng 2 đến 3 năm sử dụng để giảm thiểu những tác hại mà chúng gây ra cho sức khỏe.

Nguồn : bau.vn

  • Tại sao nhịn ăn gián đoạn kéo dài lại gây hại cho cơ thể ?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường
  • Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh

    Rau xanh là đồng minh cho sự cân bằng dinh dưỡng hoàn hảo, tạo màu sắc cho bữa cơm và tăng cường sức khỏe. Vậy cách lựa chọn, bảo quản, chế biến và ăn rau xanh thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe của chúng ta?
  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả: