Ăn đồ ngọt có thực sự làm giảm stress như bạn nghĩ?

Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng đồ ngọt sẽ giúp giảm stress và mệt mỏi. Tuy nhiên đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ tạm thời, không nên lạm dụng.

Có rất nhiều thông tin hiện nay cho rằng đồ ngọt giúp cải thiện tâm trạng. Khi mệt mỏi hay căng thẳng, kẹo ngọt hay các loại bánh sẽ giúp giải tỏa stress, điều hòa cơ thể. Tuy nhiên một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ tác động xấu đến não bộ.

Ăn đồ ngọt có thực sự giúp giảm stress hiệu quả?

Xác nhà khoa học tại Đại học Cincinnati của Mỹ đã nghiên cứu thí nghiệm trên chuột. Họ cho biết, đồ ngọt giúp cải thiện tâm trạng và giảm stress hiệu quả. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàm lượng hormone glucocorticoid khá thấp đối với những con chuột được ăn đồ ngọt. Đây là một trong những hormone gây ra stress. Sau đó họ tiếp tục thí nghiệm trên những chú chuột khác. Kết quả thu được gần như giống nhau.

Người đứng đầu trong nghiên cứu nói trên – nhà tâm lý học Yvonne Ulrich-Lai đã khẳng định rằng: “Glucocorticoid giúp mỗi người sống sót và phục hồi sau stress”. Đây là mở đầu cho câu chuyện ăn bánh kẹo ngọt giúp giảm stress.

Một số tác hại của việc ăn nhiều đồ ngọt

Ảnh hưởng đến tâm trạng

Đồ ngọt chứa nhiều đường có thể giúp cân bằng và ổn định tâm trạng. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Không chỉ sức khỏe thể chất mà còn cả sức khỏe tinh thần. Khi bạn bổ sung quá nhiều đồ ngọt, cơ thể sẽ tăng nguy cơ gặp mắc bệnh. Đó là chứng rối loạn tâm trạng hoặc làm những bệnh lý, cảm xúc căng thẳng trước đây tái phát trở lại.

Đồ ngọt và các chất béo bão hòa không tốt cho tâm trạng. Nó gây ra các triệu chứng lo lắng, bồn chồn. Đặc biệt là đối với những người trên 60 tuổi.

Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm

Thật khó tin nhưng đây là điều đã được nghiên cứu kết luận. Những vòng lặp sử dụng bánh kẹo ngọt khi căng thẳng dường như chỉ là chất xúc tác cho cơ thể. Trải qua quá trình, bạn sẽ càng trở nên buồn bã, mệt mỏi thậm chí tuyệt vọng.

Có nhiều nghiên cứu chứng minh mối quan hệ giữa thức ăn ngọt và chứng trầm cảm. Lượng đường dung nạp có thể gây mất cân bằng một số chất hóa học trong não. Sự mất cân bằng có thể đẫn dến rối loạn sức khỏe tâm thần.

Theo thống kê, hững người đàn ông tiêu thụ một lượng đường cao (67 gram hoặc hơn mỗi ngày) có nguy cơ nhận được chẩn đoán trầm cảm lâm sàng trong vòng 5 năm cao hơn 23%.

Mối liên hệ giữa đường và trầm cảm cũng được tìm thấy ở phụ nữ. Cortisol là hormone căng thẳng ở người. Đồ ngọt ức chế sự tiết cortisol ở cơ thể, tăng nguy cơ trầm cảm.

Hiệu ứng “cơn sốt đường” ở cơ thể người

Thói quen ăn đồ ngọt khi căng thẳng có rất nhiều tác hại. Nó tạo một cơn hoảng loạn đối với ai muốn rút khỏi chế độ ăn ngọt. Bỏ đường gây ra các triệu chứng cáu gắt, hoang mang, mệt mỏi…Có thể bạn không tin nhưng việc cai nghiện đường giống cai nghiên các chất kích thích. Hiện tượng này gọi là rút lui sinh lý.

Ngoài ra đồ ngọt còn dẫn đến thay đổi nội tiết tố. Đặc biệt nó dẫn đến thay đổi epinephrine và norepinephrine. Điều này gây thay đổi hành vi của mạch mãu trong não dẫn đến đau đầu.

Việc ăn đồ ngọt không những không có lợi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Những thực phẩm này có mối quan hệ mật thiết với các chức năng miễn dịch của cơ thể. Tiêu thụ một lượng đường quá lớn sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Cơ thể sẽ có nguy cơ cao mắc béo phù. Để đảm bảo sức khỏe bạn chỉ nên ăn một ít đồ ngọt khi hạ đường huyết. Nếu thường xuyên stress bạn nên đến các phòng khám để điều trị tâm lí.

Nguồn : bau.vn