Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát cho con háu bú?

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ sơ sinh. Các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ giúp con phát triển khôn lớn và có sức khỏe tốt.

Hệ miễn dịch của con có toàn diện hay không phụ thuộc rất nhiều vào sữa mẹ. Vậy làm sao để sữa mẹ luôn thơm và mát để có chất lượng tốt nhất?

Sữa mẹ có dưỡng chất gì?

1. Chứa nhiều protein 

Sữa mẹ có chứa nhiều protein, đặc biệt là Taurine. Đây là loại protein có tác dụng giúp cho não bộ của trẻ được phát triển tốt hơn trong những năm tháng đầu đời.

2. Chất béo 

Chất béo là thành phần cung cấp năng lượng để bé hoạt động. Đồng thời, góp phần cải thiện hệ tiêu hóa của bé được tốt hơn.

3. Vitamin, các loại khoáng chất và các thành phần khác 

Tất cả các vitamin, chất khoáng và thành phần khác giúp cơ thể bé dễ dàng tiếp thu dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và giúp cho trí não, khả năng nhận thức của bé phát triển.

Như thế nào là sữa bị loãng?

Sữa của mẹ bắt đầu tiết ra từ tam cá nguyệt thứ 2. Sữa này sẽ mất đi trong vài ngày sau khi mẹ sinh em bé, đây được gọi là sữa non. Sữa non có chứa nhiều dưỡng chất và hàm lượng lớn dinh dưỡng mà sau này không có.

Tiếp đến là sữa trưởng thành, được chia là sữa đầu, sữa sau và sữa giữa. Trong đó, sữa đầu thường trong, sữa giữa và sữa sau đặc, có màu trắng đục và có vị béo ngậy hơn.

Sữa đầu khá trong, sữa khá mát và có tác dụng giải tỏa cơn khát và có lợi cho quá trình tiêu hóa của bé. Trong trường hợp, đến giai đoạn cuối vẫn bạn vẫn thấy sữa trong, không có vị béo, bé tăng cân không đạt thì nghĩa là sữa đã bị loãng. Như vậy, mẹ cần cải thiện chế độ dinh dưỡng để sữa đặc, thơm và mát.

Chế độ ăn để mẹ có nhiều sữa, sữa đặc và mát

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ cần bổ sung chất đạm, chất béo, vitamin và các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt… Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý bổ sung các thực phẩm có chức năng đặc biệt làm cho sữa mát và đặc.

1. Bổ sung cà rốt vào thực đơn

Các mẹ có thể tập thói quen uống nước ép cà rốt, 1 ly vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn trưa. Cà rốt làm cho sữa mẹ mát hơn, với hàm lượng vitamin A cao cũng tăng chất lượng của sữa mẹ.

Không chỉ cải thiện chất lượng sữa, ăn cà rốt cũng là cách để các mẹ lấy lại vóc dáng sau sinh, có làn da mịn màng hơn.

2. Rau thì là

Ăn thì là nhiều giúp kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn, hương vị thơm ngon và thanh mát cho bé háu bú. Mẹ có thể chế biến theo cách dùng thì là khô hãm trà uống hoặc nấu cùng canh, cháo.

3. Lá bồ công anh tăng cường dưỡng chất cho sữa mẹ

Lá bồ công anh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Ngoài ra, lá bồ công anh còn dồi dào protein, khoáng chất như sắt, canxi, vitamin A, B giúp sữa mẹ đặc sánh, nhiều dưỡng chất hơn.

Các mẹ nên sử dụng lá bồ công anh khô, hãm thành nước để uống hàng ngày và thường xuyên.

4. Sữa mẹ thơm ngon hơn với sữa bí ngô

Bí ngô có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào mỗi ngày. Đặc biệt, đây là giải pháp tuyệt vời khi mẹ đã cảm thấy chán khi dùng các loại sữa bột. Sử dụng bí ngô thường xuyên sẽ giúp sữa mẹ đặc hơn và thơm mát hơn hẳn.

Cách làm

Bước 1: Dùng 500g bí ngô thái nhỏ, hấp cách thủy cho thật chín, mềm.

Bước 2: Xay chung bí ngô với 1 lít sữa tươi và 1/2 lon sữa đặc có đường.

Bước 2: Hỗn hợp xay nhuyễn mẹ đổ vào nồi, đun nhỏ lửa và khuấy đều tay.

Bước 4: Để hỗn hợp được sánh mịn, mẹ có thể rây lại sau đó đổ vào hũ thủy tinh để dùng dần. Trước mỗi lần dùng, mẹ nên làm nóng lại hỗn hợp để dùng mang lại hiệu quả tốt nhất cho nguồn sữa.

Ngoài ra, có thể dùng thêm các thực phẩm như lá đinh lăng, nước vừng đen, rau ngót, sung, cháo móng giò, đu đủ… để sữa thơm ngon và về nhiều hơn.

Bên cạnh các cách làm trên, một số phương pháp sau cũng sẽ phần nào giúp sữa đặc, thơm và mát hơn cho bé:

  • Massage ngực thường xuyên để kích thích tuyến sữa hoạt động
  • Hạn chế các loại gia vị có mùi nặng như tiêu, ớt, tỏi,…
  • Mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 3 lít nước
  • Vệ sinh đầu ti sạch sẽ bằng nước ấm trước khi cho bé bú…

Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất quan trọng cho bé, chính vì thế muốn con chóng lớn và khỏe mạnh, đừng bỏ quan việc chăm sóc chất lượng sữa nhé!

Nguồn : bau.vn

  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.