Ăn vải có nóng không? Cách ăn vải tha ga không lo nóng, nổi mụn

Mùa hè là thời điểm của những loại trái cây như vải, nhãn, mận. Mỗi loại đều mang hương vị thơm ngon riêng. Nếu bạn thắc mắc ăn vải có nóng không và làm cách nào để tha hồ ăn vải mà không lo nổi mụn thì bài viết dưới đây là dành cho bạn.

Quả vải là một loại trái cây nhiệt đới rất đặc trưng tại Việt Nam. Ở các nước phương Tây, vải là một trái cây ngoại lai rất lạ lẫm và quý hiếm. Vải mang nhiều dưỡng chất và vitamin giúp chống lại vô số căn bệnh cũng như là liệu pháp tuyệt vời để chăm sóc da, giúp trẻ khôn lớn và nâng cao thể trạng cơ thể. Ăn vải có nóng không? Làm thế nào để ăn vải không bị nóng, nổi mụn?

Ăn vải có nóng hay không?

Quả vải đặc tính đại nhiệt. Cùi vải vị rất ngọt không độc (có tài liệu viết có độc có lẽ do tính quá ngọt nóng của vải). Quả vải thường được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Để ăn dùng cả hai dạng, để làm thuốc thường dùng dạng khô. Cả hai cách dùng để ăn và làm thuốc, tươi hay khô, đều phải có liều lượng. Dùng có chừng mực, thì mới đem lại lợi ích và tránh được điều không mong muốn.

Người Trung Quốc cho rằng “ăn một quả vải bằng giữ ba ngọn đuốc trong người”. (Nguyên văn: nhất đạm lệ chi tam bả hỏa). Điều này muốn nói đến thuộc tính dương (nóng) của loại quả này. Giới y dược Đông phương nói, vải gây “bốc hỏa”, có thể dẫn đến “chứng bệnh lệ chi” (say vải) với các chứng hồi hộp, choáng váng, nhức đầu… thường xảy ra ở những người khỏe mạnh ăn quá nhiều vải một lúc. Có trường hợp co giật.

Sách Bản thảo tụng tân đã viết: Ăn vải quá nhiều sẽ bị phát sốt, sưng chân răng, chảy máu mũi… Người tạng nhiệt có bệnh nhiệt không nên ăn vải. Ngược lại, loại quả từ cây có quan hệ họ hàng là nhãn lại được coi là có các tính chất bổ dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của vải – Ăn vải liệu có nóng?

Theo nghiên cứu cho mỗi 100 g phần ăn được của quả vải có:

  • Năng lượng: 276 kJ (66 kcal)
  • Cacbohydrat: 16.5 g
  • Chất xơ: 1.3 g
  • Chất béo: 0.4 g
  • Chất đạm: 0.8 g
  • Vitamin: Vitamin C (87%) 72 mg, Chất khoáng Canxi (1%) 5 mg, Magiê (3%) 10 mg, Phốt pho (4%) 31 mg

Như vậy, khi ăn nhiều, quả vải cung cấp khá nhiều năng lượng cho cơ thể, điều này khiến cho chúng ta có cảm giác “nóng trong người”, gây nhiệt miệng, mụn nhọt, chảy máu mũi,…

Làm thế nào để ăn vải không bị nóng trong, nổi mụn – bạn có biết?

1. Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

2. Uống nước giải nhiệt trước khi ăn

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

3. Không nên ăn vải quá nhiều cùng lúc

Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

4. Ăn vải có nóng không – cách phòng tránh “say”, ngộ độc vải

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng “say vải”. Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.

Quả vải cung cấp nhiều năng lượng nên nếu ăn nhiều sẽ bị nóng trong người. Để ăn quả vải không bị nóng, người lớn chỉ nên ăn khoảng 5-10 quả/ lần. Trẻ em thì chỉ 4-5 quả/ lần.

Nguồn : bau.vn

  • Bị đầy hơi thì nên uống gì ?

    Đầy hơi, chướng bụng là vấn đề thường gặp sau khi ăn và gây ra những phiền toái có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của bạn. Vậy khi gặp tình trạng này chúng ta nên uống gì nhằm giảm cảm giác khó chịu?
  • Tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh từ quả sung

    Quả sung là loại quả đi liền với cuộc sống người dân. Quả được biết nhiều thông qua các món ăn dân dã. Ngoài ra, quả cón mang đến nhiều công dụng chữa bệnh. Quả sung chữa béo phì, trĩ, thiếu máu, tăng tiết sữa
  • Tiêu thụ quá nhiều đường gây hại như thế nào cho cơ thể ?

    Đường là một loại carbohydrate tự nhiên có trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống. Đường cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng tiêu thụ đường quá nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
  • Ăn chuối có tác dụng gì? Có nên ăn chuối vào bữa sáng không?

    Chuối mang lại những lợi ích sức khỏe đến không ngờ. Tuy nhiên, việc bổ sung chuối tưởng chừng đơn giản nhưng bạn phải ăn đúng cách mới giúp phát huy tối đa hiệu quả của thực phẩm này. Có nên ăn chuối vào buổi sáng không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
  • Những loại trái cây được xem là "thần dược" cho sức khỏe

    Trái cây không chỉ là nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn chứa vô số hợp chất có lợi giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Dưới đây là những loại trái cây được xem là "thần dược" tự nhiên, giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn khoai lang mỗi ngày

    Khoai lang là một nguồn ít chất béo chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Đặc biệt giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, chất xơ và chất chống oxy hóa, khoai lang nên được coi là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn.