Áp xe ngực – nỗi ám ảnh của những bà mẹ sau sinh và cho con bú

Áp xe ngực là một tình trạng xảy ra khá phổ biến ở nữ giới, đặc biệt là trong thời kỳ sau sinh và cho con bú.

Áp xe ngực (hay còn gọi là áp xe vú) xuất hiện do không chữa trị kịp thời tình trạng viêm tuyến vú. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh và cho con bú.

Tình trạng áp xe ngực là gì?

Đây là một loại nhiễm trùng nguy hiểm. Khi đó bầu ngực người mẹ sẽ tích tụ mủ gây nên tình trạng sưng, tấy đỏ và viêm nhiễm. Tình trạng này sẽ khiến sức khỏe mẹ bỉm ảnh hưởng, chất lượng sữa cho con bú giảm. Nếu để lâu dài áp xe vú có thể khiến hoại tử vú thậm chí là ung thư vú.

Những yếu tố dẫn đến tình trạng áp xe vú

Thực tế, áp xe vú có thể gặp được cả ở nam và nữ và do vi khuẩn gây nên. Trong đó hay gặp nhất là tụ cầu và liên cầu. Còn phế cầu, lậu cầu, trực khuẩn thương hàn, vi khuẩn kỵ khí là những vi khuẩn ít gặp hơn.

Khi cơ thể suy giảm miễn dịch do ốm, thiếu chất,..ứ đọng sữa trong tuyến vú rất dễ gặp áp xe vú. Vì đây là điều kiện thích hợp để vi khuẩn xâm nhập gây ra sự viêm nhiễm đó. Vị trí ổ áp xe thường không cố định, nó có thể ở trong tuyến, trước tuyến hoặc sau tuyến. Mỗi ổ áp xe đều có hai giai đoạn là: giai đoạn viêm nhiễm và tạo thành áp xe, hoại tử vú.

Vì sao phụ nữ sau sinh lại dễ bị áp xe ngực?

Tắc tia sữa chính là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến áp xe vú. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như núm vú bị nứt hoặc trầy xước và suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó vi khuẩn sẽ xâm nhập trực tiếp từ da và tuyến vú qua ống dẫn sữa gây viêm và hình thành ổ áp xe.

 

Tại sao tắc tia sữa dẫn đến áp xe vú sau sinh?

Sữa được tạo ra ở nang sữa và nhờ các ống dẫn sữa đổ về xoang chứa sữa. Khi cho trẻ bú, dưới tác động bú mút của trẻ sữa sẽ bị chảy ra ngoài.

Khi chảy vì bị chèn ép từ ngoài hoặc bít tắc trong lòng ống khiến lòng ống dẫn sữa bị hẹp lại. Ống dẫn sữa bị hẹp sữa sẽ không ra ngoài được và bị bón lại tạo thành hòn, cục. Sữa vẫn liên tục được tạo ra làm cho trước chỗ bị tắc giãn nở ngày càng nhiều. Tình trạng này sẽ chèn ép các ống dẫn sữa khác tạo ra sự liên kết bệnh lý, khiến tắc sữa trở thành viêm tuyến vú. Và viêm tuyến vú không được điều trị kịp thời, chậm trễ sẽ trở thành áp xe vú.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như:

  • Không day đều bầu sữa để thông tia sữa sau khi sinh
  • Không vệ sinh đầu vú sạch sẽ trước và sau khi cho trẻ bú
  • Không vắt bỏ sữa dư thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa

Đây là một số thông tin về tình trang áp xe ngực sau sinh mà nhiều mẹ bỉm gặp phải. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng này.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.
  • Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?

    Gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bà mẹ quan tâm và lo lắng vì tình trạng này sẽ gây khó sinh và phải sinh mổ. Vậy gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu mẹ nên làm gì?