Bà bầu ăn củ sắn (khoai mì) và một số điều cần lưu ý

Bà bầu ăn củ sắn bên cạnh một số những lợi ích thì cũng phải chú ý rất nhiều điều. Vì vậy trước khi ăn mẹ bầu cần cẩn trọng chế biến đúng

Củ sắn là loại thực phẩm quen thuộc và được nhiều người yêu thích. Có một câu hỏi mà không ít người thắc mắc đó chính là bà bầu ăn củ sắn được không, ăn củ sắn cần lưu ý những gì. Củ sắn có nhiều chất dinh dưỡng hay không… Với mẹ bầu đang mang thai, cơ thể sẽ nhạy cảm hơn và sức đề kháng cũng kém hơn người bình thường. Và trước vấn đề có bầu ăn củ sắn được không, câu trả lời là: Có thể ăn được, tuy nhiên cần lưu ý một số điều trước khi ăn.

Giá trị dinh dưỡng có trong củ sắn (củ khoai mì)

Trong 100g sắn có nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể là: Calo: 152kcal, phốt pho: 30mg, canxi: 25mg, folate: 27mg

Ngoài ra, sắn còn chứa vitamin B1, B2, PP và một số chất dinh dưỡng khác như kali và chất xơ.

Những lợi ích khi bà bầu ăn củ sắn (củ khoai mì)

Ăn sắn giúp hỗ trợ ngăn ngừa táo bón

Trong củ sắn có chứa chất xơ vì vậy bà bầu ăn sắn giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Giúp mẹ bầu no lâu

Củ sắn có vị thơm và bùi, cung cấp nhiều tinh bột kháng nên tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, góp phần cải thiện và kiểm soát lượng đường trong máu.

Bà bầu khi ăn củ sắn và một số lưu ý

Bên cạnh những ưu điểm khi ăn củ sắn thì mẹ bầu cũng cần chú ý bởi vì trong củ sắn có một số chất kháng dinh dưỡng như: Saponin – là chất chống oxy hóa tuy nhiên lại có nhược điểm là làm giảm hấp thu một số vitamin và khoáng chất; Phytate – làm cản trở sự hấp thu magie, canxi, sắt và kẽm; Tanin – Được biết đến với việc làm giảm khả năng tiêu hóa của protein, cản trở sự hấp thu sắt, kẽm, đồng và thiamine.

Vì vậy nếu yêu thích món sắn mẹ bầu vẫn có thể ăn bình thường tuy nhiên không nên ăn nhiều. 

Ngoài ra, mẹ bầu nên chế biến kỹ trước khi ăn và chỉ nên ăn với số lượng hạn chế. Trước khi luộc sắn, nên lột sạch vỏ, cắt bỏ phần đầu và đuôi vì đó là những nơi có chứa nhiều độc tố nhất. Sau đó, đem ngâm sắn trong nước sạch rồi rửa lại với nước nhiều lần. Khi được luộc chín kỹ, củ sắn sẽ an toàn hơn và nên chế biến sớm không nên để lâu sẽ làm tăng lượng độc tố có trong sắn.

Nên kết hợp ăn sắn chung với các loại thực phẩm khác đặc biệt là nhóm protein vì giúp loại bỏ độc tố, nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. 

Khi luộc, cần mở nắp để độc tố tan theo nước và bay hơi đi. Khi luộc kỹ, khoai mì sẽ an toàn hơn. 

Bên cạnh đó không nên ăn sắn cao sản (khoai mì đắng) vì giống này có hàm lượng HCN cao.

Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn khoai nướng, bởi độc tố trong nó hầu như vẫn tồn lại, không thoát được ra ngoài và lúc đói không nên ăn khoai mì sẽ khiến nguy cơ ngộ độc lớn hơn. Ăn củ sắn với đường hoặc mật ong có tác dụng trung hòa độc tố.

Gợi ý một số món ngon từ củ sắn cho bà bầu

Củ sắn luộc vốn đã là món ăn quen thuộc với nhiều người. Sau khi biết có bầu ăn củ sắn được không, chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn ngon khi kết hợp với những nguyên liệu đơn giản: Bánh tằm khoai mì (sắn), chè chuối khoai mì cốt dừa, bánh khoai mì nướng, chè sắn…

Nguồn : bau.vn