Bà bầu ăn lạc nên hay không?

Trong thời gian gần đây, câu hỏi bà bầu ăn lạc (đậu phộng) được không là chủ đề nóng trong các diễn đàn cha mẹ. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn lạc sẽ gây ra dị ứng thai nhi, mẹ nóng trong người và thường bị đầy hơi, khó tiêu.

Trong thời gian gần đây, câu hỏi bà bầu ăn lạc (đậu phộng) được không là chủ đề nóng trong các diễn đàn cha mẹ. Bởi có nhiều ý kiến cho rằng, bà bầu ăn lạc sẽ gây ra dị ứng thai nhi, mẹ nóng trong người và thường bị đầy hơi, khó tiêu.

Lý giải về thắc mắc này, các chuyên gia đã đưa ra những ý kiến giúp bà bầu có chế độ ăn uống lành mạnh nhất.

Tác dụng của hạt lạc nói chung

Các bác sỹ về đông y cho rằng lạc có nhiều tác dụng như nhuận phổi, chống ho, tốt cho dạ dày. Thành phần chủ yếu trong nhân lạc là chất béo (chiếm tới 40-50%). Dầu lạc chứa các vitamin hòa tan trong dầu, trong đó nhiều nhất là vitamin E – một yếu tố quan trọng trong tổng hợp hormone sinh dục, chống lão hóa. Hai acid bão hòa có trong dầu đậu phộng là acid arachidic (C20) và acid lignoxeric (C24) thấy trong bơ ca cao và trong bơ sữa bò.

 

Ngoài ra hạt lạc còn chứa vitamin B2, vitamin B6. Nghiên cứu của các nhà khoa học còn cho biết đậu phộng  chứa magnê, mangan, sắt, đồng, phospho, kali, kẽm, selen, canxi và đặc biệt là folate có tác dụng bổ não.

Ăn lạc tốt cho bà bầu

 

Các nghiên cứu đã chứng minh, lạc có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho em bé. Trong hạt lạc rất giàu chất folate có lợi cho sức khỏe. Nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được rằng, những phụ nữ mỗi ngày nhận được khoảng 400 microgram axit folic trước và trong thời kì đầu mang thai sẽ giảm được nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh khoảng 70%. Ngoài ra, folate còn giúp trẻ em sinh ra thông minh hơn so với những đứa trẻ bị thiếu chất này trong thời kì mang thai.

Nếu phụ nữ mang thai kiên trì ăn trong một thời gian dài chắc chắn em bé sinh ra sẽ thông minh. Ngoài ra, việc ăn lạc thường xuyên còn giúp cho lượng sữa của các bà mẹ được tiết ra đều đặn.

 

Các bà mẹ mang thai ăn đậu phộng sẽ phòng tránh được những rối loạn khi hệ thần kinh của bé đang ở giai đoạn hình thành. Chế độ ăn “nhà nghèo” chỉ cần rau và đậu phộng, đậu nành  cũng đủ cho hệ xương, răng thai nhi phát triển hoàn chỉnh.

Lưu ý khi bà bầu ăn lạc

Trước đây, phụ nữ được khuyên là nên tránh các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như lạc hay các loại hạt trong suốt thời kỳ mang thai và khi cho con bú, và rằng lũ trẻ của họ nên tránh không ăn lạc cho tới khi được 3 tuổi. Mục đích của những khuyến cáo này là nhằm giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc với các chất gây dị ứng và nhạy cảm, từ đó giảm nguy cơ phát triển dị ứng với lạc từ thời thơ ấu.

Tuy nhiên, theo một nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi Boston (Boston Children’s Hospital) mới nhất đã bác bỏ ý kiến trên và khẳng định, bà bầu ăn lạc an toàn và không cần lo lắng vì có thể bị dị ứng thai nhi.

 

Dù vậy, mẹ bầu cần biết thêm rằng ăn lạc rất dễ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh táo bón khi mang bầu. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt bởi ăn nhiều sẽ rất dễ gây chứng chướng bụng.

Nguồn : bau.vn