Bà bầu chửa ngực sinh con trai hay gái?

Đối với nhiều phụ nữ, sự thay đổi vòng một là dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai. Một số người thậm chí vòng một còn tăng nhanh hơn nhiều so với vòng bụng, dân gian gọi đây là "bà bầu chửa ngực".

Theo quan niệm xưa, chửa ngực là hình dáng bộ ngực to bất thường khi mang thai. Để tìm hiểu sâu về bà bầu chửa ngực là gì, bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây.

1. Bà bầu chửa ngực là gì?

Bạn cần biết mang thai sẽ ảnh hưởng tới hàm lượng hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. Hai loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sữa cho con bú và cũng đồng thời gây ra nhiều thay đổi lớn trong cơ thể.

  • 3 tháng đầu thai kỳ:

Trong suốt 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bào thai. Điều này khiến cho các tĩnh mạch ở ngực trở nên lớn hơn, đậm màu xanh và thấy rõ hơn. Ngực lớn hơn khiến bạn cảm thấy đau ngay dưới nách.

  • 3 tháng giữa thai kỳ:

Ở giai đoạn này, vòng một của mẹ sẽ tiếp tục thay đổi và càng trở nên nặng nề hơn do estrogen tăng cao, các ống tuyến sữa phát triển. Bạn có thể cần phải mặc áo ngực lớn hơn từ 1 đến vài size để phù hợp kích thước của vòng một.

Ở giai đoạn 2 của thai kỳ, mẹ đã bắt đầu tiết sữa non

Ngực của bà bầu cũng bắt đầu sản xuất sữa non, đây là hình thức đầu tiên của sữa mẹ. Cố gắng đừng massage hay kích thích núm vú vì có thể dẫn tới sinh non. Cho dù mẹ không chảy sữa non ở giai đoạn này, thì điều đó cũng không có nghĩa là mẹ sẽ không có nhiều sữa để cho con bú sau này.

  • 3 tháng cuối thai kỳ:

Cơ thể mẹ đang bắt đầu cho việc sinh em bé, ngực sẽ càng nặng nề, căng tức, núm vú to và cương hơn, núm vú và quầng vú sẫm màu hơn.

2. Bà bầu chửa ngực sẽ có nhiều sữa mẹ?

Nhiều người cho rằng những bà bầu “chửa ngực” thì sau khi sinh sẽ có nhiều sữa cho con bú

Trong y khoa không có khái niệm “chửa ngực”, đó chỉ là một quan niệm dân gian để nói về những mẹ bầu có vòng một tăng kích cỡ quá lớn.

Nhiều người cho rằng những bà bầu “chửa ngực” thì sau khi sinh sẽ có nhiều sữa cho con bú. Điều này không đúng.

Nghĩa là “chửa ngực” không quyết định mẹ có nhiều sữa hơn những mẹ không bị “chửa ngực”. Việc nhiều sữa hay ít phụ thuộc vào tuyến vú có tốt hay không. Tuyến sữa màu mỡ nhờ chế độ dinh dưỡng tốt, tâm trạng thoải mái thì mẹ sẽ có nhiều sữa.

Bên cạnh đó, ngực lớn không phải chỉ do tuyến sữa mà còn do mỡ tích tụ. Nhiều mẹ tăng cân quá nhanh, quá nhiều trong thai kỳ khiến mỡ ở ngực cũng tăng, thành ra đó là “chửa mỡ” chứ chẳng phải “chửa ngực”.

3. “Chửa ngực” sinh con gì, trai hay gái?

Căn cứ vào vòng một để xác định giới tính thai nhi là điều không cần thiết

Chửa ngực sinh con gì? Có nguồn tin cho rằng những bà bầu có vòng ngực tăng thêm 8cm thì sẽ sinh con gái, còn những bà bầu có vòng một tăng khoảng 6,3cm thì sẽ sinh con trai. Sự khác biệt này là do hormone testosterone mà bào thai nam sản sinh ra. Hormone này sẽ kìm hãm sự tăng kích thước của vòng một. Do đó, bà bầu “chửa ngực” thường sinh con gái.

Một nguồn thông tin cũng cho rằng nếu ngực trái của bà bầu lớn hơn ngực phải thì mẹ sẽ sinh con trai. Ngược lại, nếu ngực phải nhô cao hơn thì mẹ sẽ sinh con gái.

Tóm lại, bà bầu chửa ngực chỉ là tình trạng mẹ có vòng một phát triển quá nhanh so với bình thường, khi mà việc xét nghiệm còn chưa kết luận được giới tính thai nhi, khiến nhiều người căn cứ vào vòng một mà nôn nóng dự đoán giới tính thai nhi. Điều mẹ cần làm làm thư giãn và duy trì chế độ ăn uống, vận động phù hợp để thể trọng không tăng nhanh khiến mỡ dồn lên ngực mẹ nhé.

Nguồn : Sức khoẻ cộng đồng

  • Không chỉ cá hồi, loại quả dân dã này cũng chứa đầy omega-3, cực tốt cho mẹ bầu

    Không cần tìm đến những món ăn đắt đỏ như cá hồi, mẹ bầu hoàn toàn có thể bổ sung omega-3 – dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi – thông qua một loại quả quen thuộc, dễ tìm, giá cả phải chăng. Loại quả này còn được giới chuyên gia dinh dưỡng mệnh danh là “thuốc bổ tự nhiên” nhờ những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
  • Bí quyết giữ dáng và thư giãn tinh thần cho mẹ bầu qua các bài tập đơn giản

    Mang thai là hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách với cơ thể và tinh thần của người phụ nữ. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh, bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, việc vận động nhẹ nhàng và đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số bài tập được khuyến nghị giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe và cảm thấy thư giãn trong suốt thai kỳ
  • Chỉ cần thay đổi vài thói quen, mẹ bầu đã có thể tránh ốm suốt 9 tháng thai kỳ

    Mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết và miễn dịch, khiến họ dễ bị cảm cúm, ho sốt, nhiễm siêu vi hơn bình thường. Làm sao để mẹ bầu vẫn khỏe mạnh suốt thai kỳ, ít ốm vặt mà không cần dùng đến thuốc? Dưới đây là những cách đơn giản, khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch an toàn cho bà bầu, đã được bác sĩ khuyến khích áp dụng.
  • Mẹ bầu thèm ăn suốt ngày: Bình thường hay dấu hiệu bất ổn?

    Trong suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm thấy đói hoặc thèm ăn một cách bất thường — thậm chí chỉ vừa ăn xong vẫn thấy muốn ăn tiếp. Cảm giác này có thể khiến mẹ bối rối, lo lắng không biết cơ thể mình có đang gặp vấn đề gì không, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không. Vậy, hiện tượng thèm ăn liên tục khi mang thai có phải là điều bất thường?
  • Mẹ bầu đái tháo đường nên ăn gì? Gợi ý thực phẩm giàu vi chất, an toàn cho thai kỳ

    Trong thai kỳ, việc kiểm soát đường huyết là vô cùng quan trọng đối với những mẹ bầu mắc đái tháo đường. Bên cạnh việc tuân thủ chỉ định y khoa, chế độ dinh dưỡng hợp lý chính là "chìa khóa vàng" giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu băn khoăn: ăn gì để vừa kiểm soát đường huyết, vừa bổ sung đủ vi chất thiết yếu cho sự phát triển của em bé?Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu vi chất nhưng vẫn an toàn cho mẹ bầu bị đái tháo đường, được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị.
  • Vì sao mẹ bầu hay mất ngủ? 6 nguyên nhân thường gặp và cách cải thiện tự nhiên

    Mang thai là một hành trình kỳ diệu nhưng cũng đầy thử thách, đặc biệt là với giấc ngủ. Rất nhiều mẹ bầu than phiền về tình trạng mất ngủ, khó ngủ hoặc ngủ chập chờn trong suốt thai kỳ. Giấc ngủ không chất lượng không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, cáu gắt mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ khi mang thai và những cách khắc phục tự nhiên, an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng ngay tại nhà.