Điều thứ 1: Tại sao mẹ bầu thường đau đẻ vào khoảng 23g – 4h?
Nửa đêm là khoảng thời gian mẹ bầu dễ chuyển dạ nhất.
Thống kê cho thấy, việc đau đẻ tự nhiên của các mẹ bầu thường diễn ra vào lúc nửa đêm về sáng. Một nghiên cứu khoa học cho thấy các cơn chuyển dạ xuất hiện vào khoảng thời gian này là do lượng hormone khiến cho các cơn co thắt tử cung xuất hiện và làm mềm giãn tử cung là estriol và oxytocin có liều lượng cao nhất.
Hơn nữa, về mặt tâm lý, đây cũng là khoảng thời gian cơ thể cảm thấy an toàn và ít bị phân tâm. Một số nghiên cứu về nhân chủng học đã khẳng định, khung giờ chuyển dạ này đã được hình thành ngay từ thời tiền sử. Đây là khoảng thời gian mà cộng đồng người tập trung, dễ dàng bảo vệ và hỗ trợ nhau nhất.
Điều thứ 2: Vỡ ối mà tử cung vẫn chưa mở?
Đôi khi việc sinh nở ở mẹ bầu không theo thứ tự bình thường và cần có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Theo thứ tự bình thường, tử cung sẽ mở gần hết hay ít nhất là 5-6cm thì lúc này ối mới vỡ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp ối bị vỡ non một cách bất thường, thậm chí ngay cả khi mẹ chưa chuyển dạ. Vỡ ối sớm dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm khuẩn tử cung do vi khuẩn xâm nhập vào trong thông qua âm đạo.
Mẹ và bé thường an toàn nếu thai nhi ra đời trong vòng 6g khi mẹ bị vỡ ối. Nếu vượt qua mốc thời gian trên thì việc nhiễm khuẩn là không tránh khỏi được.
Sự hướng dẫn kịp thời của bác sĩ có thể giúp cho mẹ sinh thường thành công. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu sinh thường không khả quan bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ.
Điều thứ 3: Rặn đẻ ra… “phân”
Mẹ phải trải qua rất nhiều điều để sinh con ra.
Một số trường hợp không chuẩn bị trước khi sinh dẫn đến mẹ bầu có thể đi ngoài khi rặn đẻ con.
Do đó để phòng tránh chuyện tế nhị này mẹ bầu nên thụt phân trước khi sinh. Một số mẹ có thể chủ động xử lý ở nhà. Nhưng nếu mẹ không có kinh nghiệm và bạn đã lâu không đi vệ sinh được thì bạn có thể trao đổi với y tá để được hỗ trợ tại bệnh viện. Mẹ bầu không cần lo lắng về việc thiếu thời gian để làm chuyện này khi đến bệnh viện, bởi vì từ khi chuyển dạ đến lúc thực sự lâm bồn bạn sẽ chờ khoảng vài tiếng đồng hồ nữa.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị vỡ ối sớm, ngôi thai bất thường, có bệnh tim mạch, bị bệnh ở âm đạo hay trực tràng và có tiền sử đẻ mổ hay sinh con nhanh, thì nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn không nên tự ý tiến hành.
Theo Yeutre
Mọi phản ánh, ý kiến đóng góp, thông tin nóng, bài vở cộng tác của độc giả có thể gửi cho Ban biên tập theo địa chỉ: Email: info@bau.vn / Hotline: 0904 666 276
Nguồn : bau.vn