Đối với các mẹ cho con bú hoàn toàn thì việc bé cắn vú mẹ là việc không quá xa lạ. Khi bị con cắn nhiều mẹ đã không giữ được bình tĩnh mà cư xử thô bạo, thậm chí đánh con. Hãy đến với bài viết sau để biết cách xử lý đúng khi gặp phải tình trạng này.
Hậu quả của việc bé cắn ti mẹ
Đầu tiên nó khiến các mẹ thấy rất đau đớn và khó chịu đến mức thét lên. Nếu vết cắn nông thì sẽ rất nhanh lành và ảnh hưởng gì đến núm vú cả. Trong trường hợp vết cắn sâu, bé nghiến mạnh núm vú của mẹ có thể bị chảy máu. Khi vết thương nặng bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn dùng thuốc nếu cần.
Nguyên nhân dẫn đến việc bé cắn vú mẹ mỗi lần bú
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé cắn vú mẹ. Sau đây là một số nguyên nhân chính thường gặp nhất.
– Bé cắn vú mẹ do bé đang mọc răng sữa. Lúc này lợi của bé sẽ rất là ngứa và khó chịu. Để giảm cảm giác đó bé có xu hướng gặm, cắn mọi thứ. Vú mẹ không ngoại lệ.
– Bé bú sai khớp ngậm, tư thế bú không thoải mái. Mẹ bế bé gò người quá khiến bé mỏi và thấy không thoải mái. Miệng bé chỉ ngậm một phần núm vú.
– Sữa mẹ ít hoặc xuống chậm không kịp tốc độ bú của bé. Điều này khiến bé trở nên cáu kỉnh, tức giận và dẫn tới cắn mẹ.
– Bé thiếu tập trung khi bú, bé ngủ quên hoặc mẹ mải làm chuyện khác lơ bé. Trong khi cho con bú mẹ mải nói chuyện với ai đó hoặc dùng điện thoại. Lúc này bé cắn vú mẹ để lôi kéo mẹ chú ý đến mình.
– Bé ăn no rồi vì thế muốn đùa nghịch một chút. Khi bé đã cảm thấy no và muốn khám phá thêm một chút về bầu ngực của mẹ. Hoặc bé muốn thử xem phản ứng của mẹ ra sao.
Cách hạn chế tình trạng bé cắn vú mẹ đúng, không khiến con sợ hãi
Xử lý khi bé cắn vú mẹ
– Đầu tiên phải dữ bình tĩnh, không được hét lên. Làm như vậy sẽ khiến bé hoảng sợ và từ sau không dám bú mẹ nữa. Hoặc có thể bé sẽ cắn vú mẹ mạnh hơn để thử phản ứng của bạn. Việc quan sát sự giận dữ của bạn khiến bé tỏ ra rất thích thú. Sau khi bị con cắn vú tốt nhất là dừng hẳn cuộc bú lại để bé nhận ra hình phạt mình phải nhận.
– Không đột ngột kéo đầu ti khỏi miệng bé. Hãy luồn 1 hoặc 2 ngón tay vào giữa hai hàm của con. Lúc đó bé sẽ cắn tay bạn và bạn có thể rút vú ra dễ dàng. Bên cạnh đó hãy nói với con bằng một giọng nghiêm khắc rằng con làm như vậy là sai và không được lặp lại hành động đó.
Phòng tránh con cắn vú mẹ
– Điều chỉnh lại tư thế và kiểm tra xem con đã ngậm đúng khớp ngậm chưa mỗi lần cho con bú. Hãy chọn một tư thế bú mà cả hai mẹ con thấy thoải mái nhất. Nếu ngồi cho con bú hãy kê một chiếc gối ở đùi bạn để bé dễ chịu, không bị mỏi. Còn nếu nằm thì chèn một chiếc gối phía sau lưng con để hỗ trợ cho con. Lưu ý mặt của bé phải đối diện núm vú mẹ, miệng ngậm hết phần quầng thâm và trán hơi ngửa ra ngoài một chút.
– Theo dõi thời gian bú của con. Nếu cảm thấy bé đã no hoặc lơ đãng trong khi bú hãy dừng việc cho bú lại ngay. Trong trường hợp thấy sữa tiết ra ít và không đều thì cần xem lại chế độ dinh dưỡng của bản thân, bổ sung các món ăn lợi sữa.
– Lựa chọn nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn để giúp con tập trung bú. Trong lúc con bú hãy tranh thủ trò chuyện, vuốt ve khen ngợi con. Đặc biệt chỉ cho bú khi con thực sự đói để con không bị phân tâm và đùa nghịch dẫn đến cắn vú mẹ.
Việc bị bé cắn vú mẹ là điều hết sức bình thường khi làm mẹ. Vì thế hãy cố gắng giữ bình tĩnh, tìm cách giúp con hiểu ra sự sai trái trong hành vi của mình. Không nên vì ám ảnh bị con cắn mà không cho con bú nữa hay đi dặm sữa ngoài cho bé.
Nguồn : Sức khỏe 24h
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/be-can-vu-me-khi-bu-nguyen-nhan-va-bien-phap-xu-ly-dung-a198333.html