Bé có 3 đặc điểm này, mẹ hãy cho con ngủ riêng sớm nhé!

Ngủ riêng cũng là một mốc phát triển mới của bé. Lúc này, bé đã có thể sống độc lập hơn và không còn phụ thuộc nhiều vào mẹ nữa.

Khi bé lớn lên, nhiều bố mẹ sẽ băn khoăn không biết khi nào nên cho con ngủ phòng riêng. Nếu mẹ cho bé ngủ quá sớm, bé sẽ sợ hãi nhưng nếu cho bé ngủ riêng quá muộn, bé sẽ quá phụ thuộc vào bố mẹ, kém tự lập, dậy thì sớm… Vì vậy, thời điểm cho bé ngủ riêng là rất quan trọng.

Theo nghiên cứu của chuyên gia, khi bé có 3 đặc điểm sau, bố mẹ nên cân nhắc cho bé ngủ phòng riêng nhé!

Ý thức về quyền riêng tư

Trước khi bé được một tuổi rưỡi, bé hầu như không có cảm giác riêng tư. Cha mẹ thường giúp bé thay quần áo, tắm rửa… và bé không hề chống cự. Nhưng khi bé được 1 hoặc 2 tuổi, tính độc lập của bé sẽ dần tăng cao, bé sẽ bắt đầu có nhận thức về quyền riêng tư của mình.

Lúc này, cha mẹ nên học cách tôn trọng quyền riêng tư của bé bằng cách tạo cho bé một không gian độc lập nhất định. Hãy cho bé ngủ riêng ở trong một phòng riêng. Khi bé có nhu cầu được ở một mình, bố mẹ cũng chớ nên xâm phạm.

Cho con ngủ riêng khi trẻ biết nhận thức về giới tính

Các bé khoảng 3 tuổi sẽ có nhận thức sơ bộ về giới tính. Khi bé có khái niệm trai gái đồng nghĩa với việc bé đã có nhận thức về giới tính. Lúc này bố mẹ nên cho bé ngủ riêng càng sớm càng tốt.

Trẻ nhỏ luôn tò mò về mọi thứ. Đặc biệt sau khi bé có nhận thức về giới tính sẽ thích thú với đặc điểm của các giới tính khác nhau. Nếu bố mẹ chưa cho trẻ ngủ riêng sẽ dẫn đến trẻ dậy thì sớm.

Tất nhiên, khi bố mẹ đề nghị ngủ phòng riêng có thể bé sẽ không dễ dàng chấp nhận. Lúc này, bố mẹ nên giúp bé chuẩn bị tâm lý, giúp bé thích nghi với môi trường mới, để bé dần chấp nhận thực tế là bé sẽ ngủ trong phòng riêng, không ngủ với bố mẹ nữa.

Có khả năng tự chăm sóc bản thân

Khi bé đã có ý thức tự lập. Bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ tự chăm sóc bản thân như cho tự ăn, tự đi vệ sinh,… Sau khi bé đã thành thạo những khả năng này, bố mẹ hãy bắt đầu cho trẻ ngủ riêng. Ngủ riêng chính là cách để trẻ trau dồi khả năng tự lập, tự chăm sóc bản thân của mình.

Một số cha mẹ quá thương con. Họ vẫn mặc quần áo và cho trẻ ăn khi trẻ 6, 7 tuổi, giúp trẻ đắp chăn vào lúc nửa đêm, yêu cầu trẻ dậy đi vệ sinh, v.v. Theo thời gian, đứa trẻ mất khả năng tự chăm sóc bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Khi bé có 3 đặc điểm này, bố mẹ nên học cách “buông bỏ”, cho bé ngủ phòng riêng đúng lúc, để không gây ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của bé nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ