Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không được hoảng sợ

Chảy máu cam là một hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ con vì thế khi trẻ bị chảy máu cam bố mẹ nên giữ bình tĩnh và không được hoảng sợ. Thay vào đó hãy trấn an bé yêu của mình, động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu và giữ bé ở tư thế ngồi hoặc đứng, nghiêng đầu nhẹ về phía trước. Sau đó tìm cách cầm máu cho bé.

Cầm máu cho bé khi bị chảy máu cam

Để cầm máu cho bé đầu tiên bố mẹ phải xác định máu chảy ở mũi bên nào. Thông thường máu chảy ra từ một bên lỗ mũi, nhưng trẻ thường có phản ứng dụi nên máu loang ra mà rất khó phân biệt máu chảy từ bên nào. Lúc này mẹ cần lau mũi sạch cho bé, sau đó để bé cúi đầu xuống để máu chảy ra và mẹ sẽ nhận ra bên chảy máu là bên mũi nào.

Tiếp đến bố mẹ dùng ngón tay của mình đè lên cánh mũi cho chạm vào vách ngăn. Hơi ngửa đầu bé lên một chút. Giữ nguyên khoảng 5 đến 10 phút thì máu sẽ ngừng chảy. Nếu máu không ngừng chảy, lặp lại bước này. Trường hợp nếu sau hơn 10 phút nữa mà máu vẫn chảy thì bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất.

Chăm sóc bé sau khi bị chảy máu cam

Khi đã cầm máu xong cho bé, bố mẹ nên cho trẻ nằm nghỉ ngơi. Nếu cẩn thận các mẹ có thể dùng bông gòn bịt lại lỗ mũi bị chảy. Ngoài ra, bố mẹ cần bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng nhiều nước, nhiều chất xơ, nhiều vitamin C, K như: cam, quýt, dâu tây, bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây… để bồi bổ cho trẻ giúp hạn chế tình trạng chảy máu cam ở trẻ.

Những điều không nên làm khi trẻ bị chảy máu cam

– Bố mẹ không nên cho trẻ nằm ngửa hoặc ngửa đầu ra sau vì điều này rất nguy hiểm có thể khiến máu chảy ngược vào trong miệng, họng, gây buồn nôn hoặc nghiêm trọng hơn nữa là có thể làm cho máu không động được

– Không nên nhét gạc hay các vật dụng khác vào mũi để cầm máu bởi vì rất dễ khiến bé bị nhiễm trùng nếu vật dụng mẹ sử dụng không đảm bảo vệ sinh.

– Không nên lạm dụng nước muối quá nhiều, việc nhỏ nước muối vào niêm mạc mũi không phải là một giải pháp lâu dài vì nó chỉ tức thời làm

Nguồn : bau.vn