Bệnh thiếu oxy trong máu nguy hiểm như thế nào tới sức khỏe?

Thiếu oxy trong máu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì thế, bạn cần chủ động nắm bắt kiến thức về bệnh này để bảo vệ sức khỏe bản thân!

Nồng độ oxy trong máu cũng được coi là một yếu tố để kiểm tra sức khỏe của người bệnh. Bởi nếu thiếu oxy trong máu dễ dẫn đến các bệnh như huyết áp thấp, thiếu máu… Hãy đọc bài viết này để tự trang bị kiến thức bảo vệ sức khỏe bản thân tránh khỏi những điều không mong muốn nhé!

Thiếu oxy trong máu là gì?

1. Độ bão hòa oxy

Để xác định cơ thể thiếu oxy trong máu bạn cần nắm được định nghĩa bão hòa oxy và nồng độ oxy trong máu bình thường. Trong cơ thể có một dạng phân tử là Hemoglobin (Hb), 1 phân tử này liên kết với 4 phân tử oxy trường hợp này gọi là bão hòa oxy.

Độ bão hòa oxy biểu thị cho tỷ lệ phân tử Hb có oxy trên tổng lượng phân tử Hb đang có trong máu. Nếu tất cả các phân tử Hb đều liên kết với oxy thì chỉ số bão hòa oxy là 100%.

Khi các phân tử Hb không liên kết với oxy thì độ bão hòa giảm, điều đó nghĩa là cơ thể bạn đang bị thiếu oxy trong máu. Nếu thiếu oxy trong máu, các cơ quan như não, tim, gan… đều chịu những tác động không tốt và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

2. Như thế nào là thiếu oxy trong máu?

Nồng độ oxy trong máu là yếu tố quyết định bạn có đang gặp phải tình trạng trên không. SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin có oxy so với tổng hemoglobin có trong máu. (Hemoglobin là protein được tìm trong tế bào hồng cầu, quyết định đến màu đỏ của hồng cầu).

Một người có sức khỏe bình thường, không thiếu oxy trong máu có chỉ số SpO2 từ 95-100%. Cụ thể:

  • Mức 97%-99%: Oxy trong máu tốt.
  • Mức 94-96%: Oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy.
  • Mức 90%-93%: Oxy trong máu thấp, đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được theo dõi.
  • Mức dưới 92%: Có dấu hiệu thiếu oxy trong máu và suy hô hấp ở mức độ nặng.
  • Mức dưới 90%: Thực hiện cấp cứu lâm sàng.

Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 cũng không thay đổi quá nhiều, thường dao động ở 94%-100%, nếu dưới 94% phụ huynh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và can thiệp kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này

Khi đường hô hấp xuất hiện các vật lạ cản trở hoặc bạn bị sặc nước. Các vật cản sẽ khiến đường lưu thông khí bị hẹp, làm giảm lượng oxy và tăng khí cacbonic.

Các chấn thương ở xương sườn, tổn thương cột sống, thần kinh tủy gây tê liệt cơ hô hấp, các bệnh tràn khí phổi… khiến thể tích lồng ngực giảm, từ đó dẫn đến lượng oxy trong máu gairm.

Mắc các bệnh ảnh hưởng đến khuếch tán khi ở phổi, các bệnh lý ở tim.

Bệnh rối loạn tuần hoàn máu như thiếu máu cấp tính, mãn tính… khiến lượng hồng cồng trong máu giảm, không thể thực hiện chức năng đưa oxy đi khắp cơ thể.

Các biểu hiện khi cơ thể thiếu oxy trong máu

Bệnh nhân thường có các biểu hiện đặc trưng sau:

  • Nhịp thở nhanh, nông hay khó thở, người tím tái.
  • Đôi khi cơ thể bồn chồn không yên, đau đầu, buồn nôn.
  • Người mệt mỏi, vã mồ hôi, thị lực mờ.
  • Ý thức giảm, nhận thức lơ mơ, loạn thần.
  • Huyết áp tăng nhanh ở giai đoạn đầu sau đó giảm ở giai đoạn muộn…

Tình trạng thiếu oxy máu đang “tố cáo” cơ thể bạn có thể đang mắc một số bệnh như ngộ độc carbon monoxide ( carbon monoxide thay thể các phân tử oxy để gắn với Hb, từ đó oxy không được Hb chuyển đến các mô tế bào) có thể gây tử vong. Ngoài ra, còn mắc bệnh huyết áp thấp hay thiếu máu.

Khi phát hiện cơ thể có dấu hiệu thiếu oxy máu cần liên hệ với người thân để được đưa đến bệnh viện kịp thời, để tránh nguy cơ dẫn đến các biến chứng như bội nhiễm vi khuẩn, ngộ độc oxy…

 

Nguồn : bau.vn