Béo phì ở trẻ em và những điều phụ huynh cần lưu ý

Béo phì ở trẻ em làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, hô hấp, tiêu hóa, cơ xương, dậy thì sớm… nếu không được điều trị kịp thời.

Vấn đề béo phì ở trẻ em rất cần được quan tâm hiện nay, đặc biệt lối sống công nghiệp ngày càng phổ biến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Định nghĩa về béo phì ở trẻ em

Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, thừa cân là tình trạng năng lượng cơ thể vượt quá năng lượng nên có so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ thái quá không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cơ thể.

Cách tính béo phì ở trẻ

cân nặng đo được
IBWH =  ———————————————— x 100
Cân nặng trung bình so với chiều cao
Béo phì khi IBWH ≥ 120%
        Cân nặng (kg)
BMI = ———————
         (Chiều cao)2 (m)
Lứa tuổi 10-19 tuổi: Theo WHO sử dụng chỉ số BMI. Thừa cân là BMI theo tuổi lớn hơn 1 độ lệch chuẩn trên trung bình tham chiếu tăng trưởng của WHO; và béo phì lớn hơn 2 độ lệch chuẩn trên trung bình trên tham chiếu tăng trưởng của WHO.

Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em

Béo phì đơn thuần

Do thay đổi cân bằng năng lượng, tăng lượng thu vào và giảm lượng tiêu hao làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.

Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành. Dạng béo phì này thường mang tính gia đình. Những trẻ có bố mẹ, ông bà béo phì thường có nguy cơ dễ béo phì,; có thể tìm thấy gen gây béo (Leptin)

Béo phì do nội tiết

Béo phì do suy giáp trạng: béo toàn thân, lùn , da khô và thiểu năng trí tuệ.
Béo do cường năng tuyến thượng thận (U nam hoá vỏ tượng thận): béo bụng, da đỏ có vết rạn , nhiều trứng cá, huyết áp cao.
Béo phì do thiểu năng sinh dục: Thường gặp trong 1 số hội chứng: Prader-Willi béo bụng, lùn, thiểu năng trí tuệ và hay gặp tinh hoàn ẩn. Lorence Moon Biel béo đều toàn thân, đái nhạt, thừa ngón và có tật về mắt
Béo phì do các bệnh về não: Thường gặp do các tổn thương vùng dưới đồi, sau di chứng viêm não. Béo thường có kèm theo thiểu năng trí tuệ hoặc có triệu chứng thần kinh khu trú.
Béo phì do dùng thuốc: Uống Corticoid kéo dài trong điều trị bệnh hen, bệnh khớp, hội chứng thận hư hoặc vô tình uống thuốc đông y có trộn lẫn corticoid để điều trị chàm, dị ứng và hen. Đặc điểm béo của hội chứng Cushing, béo bụng là chủ yếu và không tìm thấy nguyên nhân trừ khai thác bệnh sử có sử dụng thuốc corticoid.

Các xét nghiệm thăm dò khi trẻ bị béo phì

  • Rối loạn Lipids máu : Cholesterol, Triglyxerit có thể tăng
  • Rối loạn đường máu và dung nạp glucose
  • Định lượng nội tiết tố tuyến thượng thận; tuyến giáp; tuyến yên…
  • Thăm dò tìm nguyên nhân béo phì: chụp sọ não, SA ổ bụng…

Phòng ngừa béo phì ở trẻ em

Phòng ngừa bệnh béo phì ở trẻ em với thông điệp “5 Đến 0, GO”

5: Ăn 5 cữ trái cây & rau mỗi ngày

4: Cho và nhận 4 lời khen mỗi ngày

3: Uống 3 cữ sữa mỗi ngày

2: Không quá 2 giờ xem TV, máy tính mỗi ngày

1: Ít nhất 1 giờ thể dục mỗi ngày

0: Không bao giờ uống nước ngọt có đường

GO: Hãy khỏe mạnh, trong và ngoài.

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ