Hàng năm, khi mùa hè đến cũng là thời điểm ghi nhận được nhiều ca đuối nước ở trẻ em ở mức cao. Mùa hè cũng là lúc mà trẻ thường được các bậc phụ huynh cho đi bơi, đi biển rất nhiều. Nhưng đáng lo ngại, mùa này cũng là lúc cha mẹ phải đối mặt với nỗi lo đuối nước ở trẻ nhiều nhất. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải nắm chắc được các biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân gây đuối nước ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước ở trẻ, nhưng chủ yếu phải kể đến:
- Thiếu sự giám sát của gia đình và người chăm sóc trẻ.
- Nhận thức của cộng đồng, xã hội, gia đình còn nhiều hạn chế.
- Trẻ chưa được giảng dạy các kỹ năng về bơi lội hay an toàn trong môi trường nước.
- Môi trường vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em.
Ngoài ra, cũng có một số các trường hợp không có kỹ năng, kiến thức về sơ cứu nạn nhân bị đuối nước khiến số ca ghi nhận đuối nước ngày càng tăng.
Các biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ
Để phòng tránh đuối nước ở trẻ em vào mùa hè, các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý:
- Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa về bơi lội.
- Hãy dạy trẻ và đảm bảo rằng trẻ luôn mặc áo phao trước khi xuống nước.
- Cần cảnh báo trẻ về những nơi dễ xảy ra đuối nước: sông, suối, ao, hồ…
- Bơi cùng trẻ và không bơi quá xa bờ.
- Không nên để trẻ tắm quá lâu, trẻ sẽ dễ bị nhiễm lạnh.
- Hạn chế cho trẻ tắm vào thời điểm từ 11 giờ trưa đến 3 giờ chiều.
- Cho trẻ tắm tại những nơi có đông người, có đội cứu hộ và chỉ được tắm trong khu vực đã chỉ định.
Các bậc phụ huynh cần giáo dục cho trẻ cách xử lý tình huống khi bị đuối nước:
- Kêu cứu, cầu cứu thật to để nhận sự trợ giúp từ người có khoảng cách gần nhất.
- Phải bình tĩnh làm nổi người bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng cơ thể.
- Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
Cách sơ cứu trẻ bị đuối nước
Bước 1: Đẩy đầu nạn nhân về phía sau, nâng hai hàm răng gần như chạm nhau, lắng nghe hơi thở nạn nhân.
Bước 2: Nếu nạn nhân không còn thở, bịt mũi nạn nhân dùng miệng thổi hơi thật mạnh cho đến khi lồng ngực nạn nhân phồng hay còn gọi là hô hấp nhân tạo.
Bước 3: Để hai tay thẳng, bàn tay chồng lên nhau và thẳng đặt nơi lồng ngực của nạn nhân. Dùng lực tay đè ép lên lồng ngực rồi từ từ buông ra và lặp lại động tác đó theo chu kỳ khoảng 15, cứ ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần, sau mỗi 4 chu kỳ cần kiểm tra lại mạch và hơi thở của nạn nhân.
Bước 4: Dùng khăn để ủ ấm cho nạn nhân. Khi đã đưa nạn nhân vào bờ mà vẫn tỉnh táo hãy thay quần áo khô cho nạn nhân, cho uống nước trà nóng hay cà phê rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn : bau.vn