Bộ GDĐT đề xuất tăng học phí các cấp học từ mẫu giáo đến đại học

Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%; đại học tăng 12,5% mỗi năm, tính từ năm học 2021-2022.

Bộ GD&DT đề xuất tăng học phí các cấp học từ mẫu giáo đến đại học. Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.

Học phí mầm non, phổ thông tăng 7,5%

Lý giải về điều này, Bộ GD&ĐT cho biết, đề xuất khung học phí năm học 2021-2022 được đưa ra căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025, vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và chia sẻ với gia đình người học.

Việc tăng học phí đối với bậc mầm non – tiểu học (cấp học đang được nhà nước hỗ trợ học phí) sẽ tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cấp học này, mà người thụ hưởng trực tiếp là người học.

Bộ GD&DT đề xuất tăng học phí đối với mầm non, THCS và THPT trung bình 7,5%

Đối với THCS và THPT, mức tăng học phí trung bình 7,5% tính từ năm học 2021-2022 cũng là mức tăng tương ứng với mức tăng trưởng hàng năm dự kiến giai đoạn 2021-2030, theo dự báo của Trung tâm thông tin và dự báo, Tổng cục thống kê.

Việc tăng học phí giúp các trường có thêm nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động hỗ trợ người học như định hướng nghề nghiệp, tư vấn hướng nghiệp.

Học phí đại học tăng 12,5%

Cũng trên căn cứ vào kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025 là 7,5%, và với tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5%/năm, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm, Bộ GD&ĐT đề xuất mức tăng học phí đại học năm học 2021-2022 là 12,5% so với năm học 2020-2021.

Mức học phí cho các năm tiếp theo tăng với tỷ lệ tương ứng. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu, khảo sát chi phí đào tạo của 7 trường đại học công lập trên cả nước của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội, mức tăng học phí 12,5%/năm sẽ bảo đảm lộ trình tính đủ chi phí đào tạo vào năm 2025.

Bộ GD&DT đề xuất tăng học phí đối với đại học 12,5%

Bộ GD&ĐT đề xuất tăng 7,5% mỗi năm với học phí mầm non, phổ thông, và 12,5% với đại học. Khung học phí năm học 2021-2022 (mức sàn – mức tràn) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc đã đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:

Những trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định, học phí được thu tối đa bằng 2 lần mức trần trên.

Mức trần khung học phí đối với các trường tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần.

Nguồn : Sức khỏe cộng đồng

  • 6 tính cách của mẹ gieo thầm yêu thương trong trái tim con

    Tình yêu của mẹ là một trong những điều thiêng liêng và bền bỉ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng hơn cả những hi sinh thầm lặng hay sự chăm sóc hằng ngày, chính những tính cách đặc biệt của người mẹ sẽ in đậm trong ký ức của con, trở thành những điều mà con yêu thương, biết ơn và mang theo suốt đời.Dưới đây là 6 kiểu tính cách mà bất kỳ người mẹ nào sở hữu cũng đều để lại dấu ấn không thể phai trong trái tim con trẻ.
  • Trẻ làm việc nhà sớm, lớn lên kiếm tiền giỏi hơn – nghiên cứu Harvard chứng minh

    Một nghiên cứu kéo dài hơn 80 năm từ Đại học Harvard – một trong những trường danh giá nhất thế giới – đã chỉ ra một kết luận đơn giản nhưng đầy bất ngờ: những đứa trẻ được giao làm việc nhà từ nhỏ thường thành công hơn trong công việc, kiếm tiền tốt hơn và hạnh phúc hơn khi trưởng thành.Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh suy nghĩ lại về cách nuôi dạy con, khi hiện nay không ít gia đình ngại để con đụng tay vào việc nhà vì "sợ cực" hoặc "con cần tập trung học hành".
  • Khi con lễ phép với người lạ nhưng vô lễ với cha mẹ: Nguyên nhân và cách khắc phục

    Nhiều bậc cha mẹ tự hào khi con mình luôn lễ phép, ngoan ngoãn trước mặt thầy cô, họ hàng, người lạ… nhưng lại không khỏi chạnh lòng khi chính trong gia đình, đứa trẻ trở nên bướng bỉnh, cãi lời, thậm chí hỗn hào với cha mẹ. Tình trạng “ngoan với người ngoài, vô lễ với người nhà” không hiếm gặp và thường bắt nguồn từ chính những sai lầm trong cách nuôi dạy con của các bậc phụ huynh.
  • Cách thiết lập giới hạn với con mà không cần quát mắng

    Nhiều cha mẹ chia sẻ cảm giác bất lực, tổn thương và giận dữ khi con cái cư xử hỗn hào, bướng bỉnh hoặc thờ ơ với lời dạy bảo. Trẻ quát lại, không nghe lời, hoặc cư xử thiếu tôn trọng – khiến người lớn có lúc muốn “buông xuôi”. Trong hoàn cảnh ấy, Định luật con quạ đang được nhiều chuyên gia tâm lý gợi ý như một cách tiếp cận khác biệt nhưng hiệu quả, giúp cha mẹ lấy lại bình tĩnh và thiết lập lại quyền uy đúng cách.
  • "Mẹ hiền sinh con quý": Những nguyên tắc dạy con vượt thời gian

    Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mọi thứ đều thay đổi nhanh chóng, nhiều bậc phụ huynh vẫn tìm lại những giá trị truyền thống mà thế hệ trước đã gìn giữ. Một trong những giá trị đó là phương pháp giáo dục con cái của các bà mẹ hiền, không chỉ truyền dạy kiến thức mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách vững vàng. Câu nói “Mẹ hiền sinh con quý” không chỉ là lời ca ngợi những người mẹ mà còn chứa đựng những bài học quý giá trong cách dạy con mà chúng ta có thể học hỏi.
  • Men vi sinh không hoàn toàn lành tính với trẻ nếu cha mẹ bỏ qua 3 điều này

    Men vi sinh (probiotics) ngày càng trở nên phổ biến trong chăm sóc sức khỏe đường ruột cho trẻ nhỏ. Không ít phụ huynh truyền tai nhau rằng chỉ cần bổ sung men vi sinh là bé sẽ hết rối loạn tiêu hóa, ăn ngon miệng, tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, không phải lúc nào men vi sinh cũng cần thiết và an toàn nếu dùng không đúng cách.Dưới đây là 3 điều quan trọng cha mẹ cần biết trước khi cho trẻ sử dụng men vi sinh.