Bỏ túi 6 kinh nghiệm “vàng” giúp sơ cứu trẻ em gặp nạn vào mùa hè

Nếu nhà có trẻ em chắc hẳn bạn không nên bỏ qua bài viết này. bau.vn giới thiệu đến bạn 6 kinh nghiệm sơ cứu trẻ em bởi những tai nạn mùa hè.

Vào mùa hè là thời gian trẻ em được thoải mái, tự do vui chơi ở nhà hoặc về quê cùng ông bà. Nên vào khoảng thời gian này trẻ rất dễ gặp phải các chấn thương như ngã xe, đuối nước, bỏng,… Mỗi bậc phụ huynh cần trang bị những kiến thức để có thể sơ cứu cho con kịp thời nhất. Dưới dây bau.vn giới thiệu 6 cách sơ cứu đơn giản cho trẻ em mà bố mẹ nào cũng cần có.

6 cách sơ cứu trẻ em gặp nạn vào mùa hè

1. Vết rách da hoặc trầy xước

  • Sơ cứu:

Trước tiên, nếu có chảy máu hãy dùng khăn sạch ấn chặt vết thương cho đến khi máu ngừng chảy. Thời gian khoảng từ 4 đến 15 phút thì máu sẽ dần đông lại và không chảy nữa.

Rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc dùng oxy già nếu vết thương dính bụi bẩn. Trong trường hợp bị động vật cào hoặc cắn hãy rửa bằng nước và xát thêm xà phòng.

Nếu da bị rách, bôi một lớp mỏng mỡ kháng sinh sau đó che vết thương bằng băng urgo hoặc nếu vết thương to hơn có thể dùng băng gạc để băng lại.

  • Chăm sóc:

Bố mẹ có thể chấm mỡ kháng sinh và phải thay băng  thường xuyên mỗi ngày. Có thể thay hai lần một ngày nếu vết thương sâu hoặc rộng cho đến khi vết rách liền lại. Lưu ý không để bé chạm vào vết thương có thể sẽ bị mủ hoặc nhiễm trùng.

Sau khi vết thương đã liền, bôi kem trị sẹo cho bé phòng ngừa sẹo thâm hoặc sẹo lồi ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

 2. Sơ cứu trẻ em do vết bỏng

Các bước sơ cứu trẻ bị bỏng bao gồm:

  • Xả vết bỏng dưới vòi nước mát

Ngay sau khi bị bỏng đặt khu vực bị bỏng trong nước mát hoặc dưới vòi nước chảy ít nhất 5 đến 15 phút.

Đặc biệt lưu ý không sử dụng nước đá hoặc nước lạnh để chườm lên vết bỏng.

  • Cởi bỏ quần áo khỏi vết bỏng

Bố mẹ phải thật sự bình tình trong trường hợp này. Nếu quần áo bị dính vào da trẻ nhỏ tuyệt đối không được lột nó ra mà chỉ được cắt quần áo xung quanh vết thương.

  • Che vết bỏng

Sử dụng gạc không dính hoặc một miếng vải sạch để che vết bỏng tránh vi khuẩn xâm nhập. Nếu vết bỏng nhẹ, bạn có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc dân gian như nha đam.

  • Giảm đau

Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn cho trẻ nhỏ như paracetamol với liều 10-15mg/kg/lần.

Nếu mức độ nhẹ bố mẹ có thể điều trị tại nhà. Nhưng bỏng độ hai hoặc độ ba cần được mang ra phòng khám để được chăm sóc y tế. Tuy nhiên vẫn nên mang trẻ đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu bởi vì bố mẹ không thể tự đánh giá được mức độ bỏng để có thể điều trị hợp lý cho con bạn.

 3. Sơ cứu bé bị điện giật

Khi thấy bé bị điện giật, bạn phải thật bình tĩnh, không được chạm ngay vào bé. Điều này khiến cả bạn bị điện giật theo càng gây nguy hiểm.

  • Sơ cứu:

– Ngắt ngay nguồn điện bằng cách dập cầu dao, rút công tắc, phích cắm,… Nếu không thể tắt được nguồn điện dùng các vật dụng cách điện như chổi, ghế gỗ, cao su,… để đẩy trẻ em ra khỏi nguồn điện.

– Nếu bé bất tỉnh ngay lập tức hãy kiểm tra hơi thở của bé. Trường hợp bé vẫn còn thở, hãy đặt bé về tư nằm nghiêng sang phải để bé dễ thở và gọi cấp cứu. Trường hợp bé ngưng thở, mẹ hãy tiến hành hô hấp nhân tạo đến khi bé thở lại và đưa đi cấp cứu ngay.

  4. Sơ cứu trẻ em bị đuối nước vào mùa hè

Bước 1: Bằng mọi cách hãy đưa trẻ ra khỏi mặt nước nhanh nhất có thể.

Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí, không tụ tập quá nhiều người. Đặt trẻ nằm ngửa trên sản trong tư thế đầu thấp.

Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra lồng ngực của trẻ có di động hay không.

  • Thực hiện hô hấp nhân tạo bằng cách hà hơi thổi ngạt liên tục 2 lần.
  • Ngay sau khi hô hấp nhân tạo cần kiểm tra mạch đập của trẻ tại cổ tay, cổ và mạch bẹn hoặc sờ vào lồng ngực trái để cảm nhận nhịp tim. Khi không bắt được mạch hoặc thấy tim ngừng đập cần ép tim ngoài lồng ngực kèm theo hô hấp nhân tạo.
  • Hai bàn tay chồng lên nhau và đặt giữa ngực trẻ, ấn mạnh xuống khoảng 2 – 3 cm với nhịp điệu 2 lần/giây và lặp lại liên tục.
  • Trong trường hợp trẻ còn tỉnh táo, cần nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ có thể tự thở lại.
  • Cởi bỏ quần áo bị ướt và giữ ấm cho trẻ bằng chăn, quần áo khô.

Bước 4: Trong lúc đó cần gọi cấp cứu ngay lập tức khi hô hấp nhân tạo nhưng trẻ không tỉnh.

  5. Bị ngộ độc hoá chất

Nhiều bé tò mò có thể nuốt phải các loại hóa chất như bột giặt, nước xả vải, nước rửa chén,… Khi đó, cơ thể sẽ biểu hiện khó thở, thở nhanh, da mặt tím tái, buồn nôn,… nguy hiểm hơn là hôn mê.

  • Cách sơ cứu:

Nếu bé còn tỉnh, bố mẹ hãy cho bé uống nước hoặc sữa để pha loãng chất độc.

Sau đó, tiếp tục gây nôn cho bé bằng cách dùng tay ngoái cổ họng của bé.

Nếu đã sơ cứu bé vẫn trong tình trạng khó thở, mạch đập nhanh, toát mồ hôi thì hãy đưa bé đi cấp cứu ngay.

  6. Côn trùng hoặc ong đốt

  • Sơ cứu:

Nếu côn trùng đốt và để lại ngòi thì bố mẹ có thể dùng móng tay hoặc vật cứng cào nhẹ lên da để lấy ngòi ra tránh nọc độc lan ra cơ thể.

Sau khi đã loại bỏ ngòi, hãy rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch. Sau đó có thể trườm đá trong 10-15 phút và cần nâng cao lên để giảm sưng như giơ cao cánh tay, chân,…

Gọi cấp cứu nếu có triệu chứng lạ như: khó thở, nổi mề đay, ho hoặc khàn tiếng,…

  • Theo dõi:

Để trị ngứa, đắp một miếng gạc lạnh lên chỗ vết thương trong một phút, hoặc bôi lotion alamine, kem hydrocortisone 1% hoặc thuốc kháng histamin  không kê đơn cho trẻ em giúp giảm sưng tấy.

Trên đây là một vài cách sơ cứu nhanh tại nhà để bố mẹ có thể bỏ túi. Hãy tạo cho con một môi trường, một sân chơi an toàn cho một mùa hè vui khoẻ. Mong rằng bau.vn mang đến cho bạn những thông tin hữu ích.

 

Nguồn : bau.vn