Bạn đã biết hết ý nghĩa của các loại bánh Giáng sinh chưa?
Các loại bánh Giáng sinh và ý nghĩa đặc biệt
1. Kẹo chiếc gậy
Kẹo cây gậy từ rất lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh. Ban đầu, cây kẹo này chỉ là một cây kẹo có hình dáng thẳng và có màu trắng, tuy nhiên mãi về sau chiếc keo này được thêm vào sắc đỏ cùng với vị bạc hà. Chúng đã được người dân “biến tấu” và được uốn cong 1 đầu thành hình cây gậy như bây giờ. Có thể bạn chưa biết, nếu như lật ngược chiếc kẹo lại thì chúng nhìn trông giống hình chữ J, đó là chữ cái đầu tiên của tên chúa Jesus. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa.
Bên cạnh đó, độ cứng của cây kẹo biểu trưng cho ý chí sắt đá, nền tảng vững chắc của nhà thờ và lời hứa cao cả của Chúa. Ngoài ra, những sọc nhỏ màu đỏ tượng trưng cho những giọt máu đau đớn mà Đức Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá. Đó là lý do vì sao mà kẹo cây giáng trong dịp lễ Noel được xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng, cũng như đồng thời giúp con người hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, thánh thiện hơn. Mỗi khi thưởng thức loại kẹo này, chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu và đức tính hy sinh của Chúa Jesus dành cho nhân loại.
Cách thực hiện kẹo chiếc gậy cũng tương đối đơn giản, dành cho những ai đang có ý định tự thực hiện và tặng cho đối phương nhân dịp lễ Giáng sinh an lành. Bạn cần chuẩn bị:
- 1 chén đường.
- Dầu bạc hà.
- Vanilla.
- Phẩm màu đỏ.
Đầu tiên, bạn hãy nấu đường trên lửa vừa để cúng tan chảy và sánh lại, tiếp theo cho 1/2 thìa cà phê dầu bạc hà cùng với 4 thìa canh vani vào và khuấy đều. Bạn hãy chia hỗn hợp thành 2 phần, 1 phần để nguyên, phần còn lại cho phẩm màu đỏ vào khuấy đều. Để 2 hỗn hợp nguội nhưng hơi âm ấm thì bắt đầu kéo kẹo. Bạn chập 2 hỗn hợp lại với nhau và xoắn như xoắn quẩy. Công đoạn cuối cùng, bạn sẽ bẻ cong 1 đầu của chiếc kẹo sao cho chiếc kẹo giống hình chữ “J” là được.
2. Pavlova
Pavlova là món bánh được đặt the một vũ công ballet người Nga tên là Anna Pavlova nhằm vinh danh cô khi đi lưu diễn ở Úc và New Zealand trong những năm 1920. Sau nhiều cuộc nghiên cứu tại New Zealand và Úc, người ta vẫn chưa xác định được nguồn gốc của pavlova là ở đâu trong 2 quốc gia này. Món bánh này được tiêu thụ rất nhiều trong các dịp lễ, đặc biệt là Noel. Chúng đã được xếp vào một trong những món ăn trong dịp lễ Giáng sinh phổ biến tại cả hai quốc gia này. Tại đây, các món ăn Giáng sinh phổ biến mà bạn có thể dễ bắt gặp là salad khoai tây, trifle, bánh custard hoặc gà tây.
Vào dịp lễ trọng đại cuối năm này, người dân sẽ trang trí bánh pavlova theo tông màu trắng và đỏ đúng tinh thần của ngày lễ này. Cụ thể, mọi người có thể sử dụng các loại hoa quả dâu tây, hạt lựu đỏ hay các quả thuộc họ dâu khác để làm chiếc bánh trông đẹp mắt nhất.
3. Bánh quy gừng
Bánh quy gừng, tên một loại bánh có rất nhiều tài liệu ghi chép các nguồn gốc khác nhau. Trong đó, nhiều tài liệu đã ghi lại rằng từ thời Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện loại bánh này và chính người Ai Cập đã dùng chúng cho các mục đích nghỉ lễ. Cho đến thế kỷ 11, bánh quy gừng xuất hiện hầu hết ở các đất nước tại Châu Âu khi đoàn quân viễn chinh lấy cắp được công thức làm bánh từ Trung Đông và mang về cho đầu bếp của họ sử dụng. Cũng từ đó loại bánh này trở nên được ưa thích ở giới trung và thường lưu thời điểm bấy giờ.
Trong một vài năm sau đó, gừng và các dia vị khác đã dễ tiếp cận với người dân hơn, vì vậy món bánh gần đã trở nên phổ biến và không chỉ là món bánh chỉ dành cho giới quý tộc cho xã hội nữa. Theo một tài liệu đã ghi chép lại được công thức là bánh quy gừng ở Châu Âu bao gồm có vụn bánh mì cũ, hạnh nhân, nước hoa hồng, đường và gừng.
Cho tới thế kỷ thứ 16, người dân Anh Quốc đã bắt đầu bắt tay vào công cuộc “cải tiến” công thức làm bánh quy gừng bằng cách thay vụn bánh bằng bột, cho thêm trứng và đường phèn, kết quả là bánh đã trở nên nhẹ hơn rất nhiều. Bánh quy gừng được Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã dày công tìm tòi một loại bánh vừa đơn giản vừa độc độc đáo để thể hiện tình cảm với các chính khách nước ngoài. Và Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất đã quyết định làm ra chiếc bánh quy gừng hình người đầu tiền của nước Anh với ruy băng đỏ vòng quanh cổ. Chiếc bánh này được tượng trưng cho biểu tưởng của tình yêu.
Nguồn : bau.vn
Tags: Lễ Giáng sinh