Các phương pháp phòng tránh và điều trị áp xe ngực sau sinh?

Tuy tình trạng áp xe ngực không phải là hiếm gặp nhưng nó khiến nhiều phụ nữ sau sinh vô cùng đau đớn và khó chịu. Vậy hãy tìm hiểu bài viết dưới đây và bỏ túi ngay các phương pháp nếu bạn gặp phải tình trạng áp xe ngực này nhé.

Điều trị áp xe ngực sau sinh còn có thể tự chữa trị tại nhà nếu tình trạng nhẹ. Tuy nhiên, rất ít người bệnh biết cách xử lý và khiến tình trang áp xe trở nên tồi tệ hơn.

Các phương pháp điều trị áp xe ngực sau sinh phụ nữ cần biết

1. Cách phòng tránh áp xe ngực đơn giản, hiệu quả

Vệ sinh tuyến vú thường xuyên là biệp pháp hữu hiệu nhất. Sau khi con bú, chị em nên sử dụng khăn sạch và nước ấm để vệ sinh quanh vùng vú. Người mẹ nên chú ý thời gian con bú để tránh tình trạng trẻ ngậm đầu ti quá lâu. Không được gây tổn thương đến tuyến vú như trầy xước, nứt núm vú để tránh ứ đọng, tắc tia sữa khiến viêm nhiễm.

2. Các cách điều trị áp xe vú tại nhà

  • Phụ nữ cho con bú bị áp xe ngực nên nghỉ ngơi điều độ, tránh tiếp túc tới vùng vú bị tổn thương. Đặc biệt, trong tình trạng này thì không được cho con bú ở ngực có ổ áp xe.
  • Người mẹ nên vắt bỏ sữa vì có thể sữa sẽ lần mủ vàng do vú bị viêm nhiễm. Nếu để con tiếp xúc sẽ khiến sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng.
  • Áp dụng một số cách vật lý trị liệu giúp giảm đau đơn giản như: chườm nóng, xoa bóp,..
  • Hãy sử dụng các loại kháng sinh chuyên trị hoặc thuốc giảm đau nếu bị đau nhức sâu và mạnh.
  • Mẹ bỉm có thể sử dụng thuốc diệt nấm để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn cho cả mẹ và con. Tuy nhiên, trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thuốc nào thì người mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

3. Sử dụng phương pháp chích, dẫn lưu để điều trị áp xe vú

Đối với người bệnh viêm tuyến vú chuyển thành khối áp xe thì cần phải chích rạch, tháo mủ. Dựa vào tình hình bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị ổ áp xe khác nhau. Cụ thể:

  • Với các áp xe nông thì không cần quá cầu kì. Khi bạn đến bác sĩ sẽ chích ổ áp xe và lấy mủ vàng ra.
  • Còn với những áp xe thể tuyến và sau tuyến thì cần cân thiệp mổ và gây tê. Bác sĩ sẽ dựa theo đường nam hoa hoặc vòng cung để dẫn mủ ra ngoài.

Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn những cơ sở uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để chữa bệnh. Đó là những thức cần thiết để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị tốt cho sức khỏe của bạn.

4. Một số lưu ý khi điều trị tình trạng áp xe ngực

– Tuyệt đối không được tự ý điều trị bằng các phương pháp truyền miệng không có kiểm chứng. Nếu bạn tác động trực tiếp lên vùng ngực sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng của tuyến vú nghiêm trọng.

– Tránh thực hiện chích, hút mủ khi ổ áp xe còn non chưa hóa mủ hoàn toàn. Nếu bạn muốn chích mủ cần chờ đợi ổ áp xe đã hóa mủ hết và nên thực hiện ở cơ sở uy tín.

– Bạn nên đi siêu âm trước khi thực hiện chích mủ khi thấy những dấu hiệu sau.

  • Người bệnh có cảm giác đau nhau ở sâu bên trong tuyến
  • Bề mặt da ngực có dấu hiệu chuyển sang tím nhạt và bắt đầu bong vẩy,..

Trên đây là một số phương pháp điều trị áp xe ngực sau sinh cho chị em phụ nữ. Hi vọng bài viết này đã cung cấp thêm thông tin để mẹ bỉm hiểu hơn về áp xe ngực và các cách phòng tránh, xử lý của nó.

Nguồn : bau.vn

  • Ba tháng đầu thai kì mẹ bầu nên và không nên ăn gì ?

    Mang thai 3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi hình thành các cơ quan chính. Chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên ăn trong tam cá nguyệt đầu tiên.
  • 7 "tuyệt chiêu" giảm cân sau sinh

    Lấy lại vóc dáng sau khi sinh con là mong muốn của nhiều bà mẹ. Sau đây là 7 "tuyệt chiêu" về chế độ ăn sau sinh, giúp các chị em thành công và luôn cảm thấy thoải mái trong suốt chặng đường giảm cân sau sinh.
  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.