Cách cai sữa cho trẻ hiệu quả, giúp mẹ tránh đau đớn

Đâu là cách cai sữa cho trẻ hợp lý, giúp mẹ tiết kiệm thời gian và công sức? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau của Bau.vn mẹ nhé!

Để giúp mẹ giảm gánh nặng cai sữa cho trẻ, bài viết sau của Bau.vn sẽ chia sẻ cách cai sữa phổ biến, dễ thực hiện mà mẹ nên áp dụng đồng thời.

Mẹ có thể cai sữa cho trẻ khi nào?

Chắc hẳn đây là thắc mắc của đa số của những bà mẹ có con nhỏ trong độ tuổi sơ sinh. Mặc dù đây là một vấn đề được khá nhiều mẹ quan tâm, thế nhưng đến nay vẫn chưa có một khoảng thời gian chuẩn nào quy định việc cai sữa cho trẻ. Tuy nhiên, theo nhiều khuyến cáo cho thấy rằng mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong thời gian 6 tháng đầu đời. Bởi ở thời điểm này, hệ tiêu hóa cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể đang bắt đầu hoàn thiện dần nên việc hấp thụ sữa mẹ trong khoảng thời gian này sẽ giúp bé phát triển một cách tốt hơn.

Theo khuyến cáo của UNICEF – Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, các mẹ có thể cho trẻ bú tới khi 2 tuổi. Đặc biệt, khi bước vào độ tuổi ăn dặm, mẹ vẫn nên tiếp tục cho con bú sữa bởi sữa mẹ vẫn luôn góp phần quan trọng trong việc phát triển của trẻ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Bên cạnh đó, sữa mẹ cũng có khả năng tự điều chỉnh theo nhu cầu cũng như lợi ích của trẻ ở các giai đoạn khác nhau. Do đó, việc cai sữa cho trẻ cũng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hoàn cảnh, điều kiện…

Các cách cai sữa cho trẻ hiệu quả nhất mẹ không nên bỏ qua

1. Làm xấu ti mẹ

Hóa trang ti mẹ hay còn gọi là làm xấu ti mẹ là một trong nhưng cách vô cùng hiệu quả trong việc giúp trẻ cai sữa mẹ. Đây là cách đơn giản mà đem lại hiệu quả tương đối nên được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này đó chính là không gây đau đớn cho mẹ, ngược lại chúng còn được đánh giá là khá nhẹ nhàng với cả hai mẹ con. Đúng như tên gọi của chúng, để thực hiện phương pháp này mẹ cần làm xấu đi bầu ngực của mình bằng cách vẽ lên đầu ti bằng kẹo đắng, nhọ nồi, son môi hay buộc sợi chỉ… như vậy trẻ sẽ thấy ti mẹ trông thật kém hấp dẫn và chóng chán ngay thôi.

2. Cách cai sữa cho trẻ: Giã lá dâu hoặc lá lốt uống lấy nước

Theo quan niệm dân gian xưa, sau khi sử dụng lá dâu hoặc lá lốt lấy nước sẽ khiến mẹ bị mất xưa. Do đó, khi ti mẹ trẻ sẽ không thấy sữa và xuất hiện tâm lý chán, thậm chí sẽ bỏ ti. Chính vì vậy, phương pháp giã lá dâu hoặc lá lốt uống lấy nước được xem là đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện phương pháp này mẹ có thể sẽ bị rát đầu ti khi trẻ đòi bú mấy ngày đầu tiên.

3. Chế biến các món ăn dặm hợp khẩu vị cho bé

Nếu các món ăn dặm vị ngon, hợp khẩu vị của trẻ sẽ khiến bé ăn tích cực, không hay xuất hiện các cơn thèm bú. Cách này thường được cách mẹ sử dụng khi con đã đến tuổi ăn dặm vì lúc này mẹ hoàn toàn có thể lợi dụng việc ăn dặm để cai sữa cho con. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của con các loại hoa quả và đồ uống mà con yêu thích trong thực đơn.

Nguồn : bau.vn

  • Mẹ bầu cần tiêm những loại vắc xin nào ?

    Tiêm vắc xin cho bà bầu là “lá chắn kép” bảo vệ toàn diện cho sức khỏe mẹ bầu và ngăn chặn nguy cơ biến chứng nặng, dị tật thai nhi,… cho em bé trong suốt hành trình hơn 9 tháng thai kỳ và sinh con khỏe mạnh.
  • Ba mẹ cần chuẩn bị gì trước khi có em bé ?

    Quá trình chuẩn bị có em bé là khoảng thời gian vô cùng háo hức và thú vị. Tuy nhiên đi kèm theo đó là vô vàn nỗi lo như tình trạng sức khỏe, chế độ ăn uống, thuốc men và trách nhiệm làm cha mẹ khi chuẩn bị chào đón thành viên mới sắp chào đời của gia đình. Vậy ba mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi có em bé ?
  • Mẹ bầu nên hạn chế ăn những loại trái cây nào khi mang thai ?

    Trái cây rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu vì cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ, nhưng không phải loại nào cũng an toàn. Một số trái cây có thể gây co thắt tử cung, tăng nguy cơ sảy thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi nếu ăn quá nhiều. Dưới đây là những loại mẹ bầu nên hạn chế hoặc tránh ăn:
  • Nguyên nhân gì khiến phụ nữ sau sinh dễ bị đau nhức xương khớp ?

    Sau khi sinh, nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp, đặc biệt ở lưng, gối, cổ tay và hông. Đây là vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân. Dưới đây là những lý do chính giải thích vì sao mẹ bỉm dễ bị đau nhức xương khớp sau sinh.
  • Tháng đầu mang thai mẹ cần lưu ý gì về ăn uống? (Phần 1)

    Tháng đầu mang thai là khoảng thời gian quan trọng và nhạy cảm trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhiều mẹ bị tình trạng ốm nghén làm cho mệt mỏi.
  • Sắp đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu, mẹ nên làm gì?

    Gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu là một trong những vấn đề khiến rất nhiều bà mẹ quan tâm và lo lắng vì tình trạng này sẽ gây khó sinh và phải sinh mổ. Vậy gần đến ngày sinh mà thai nhi chưa quay đầu mẹ nên làm gì?