Tình trạng đau hông thường khó chịu nhất vào những tháng cuối của thai kỳ. Với một số người, đau hông chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng với một số người khác, đau hông có thể gây cản trở các hoạt động thường ngày và gây gián đoạn giấc ngủ. Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục chứng đau hông để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái, tự tin hơn để chào đón bé yêu.
Nguyên nhân bà bầu bị đau hông
1. Đau thần kinh tọa
Có hai dây thần kinh tọa trong cơ thể. Cả 2 dây thần kinh đều bắt nguồn từ vùng thắt lưng và nối xuống tới chân. Khi bạn mang thai, tử cung sẽ gây ra áp lực lên 2 dây thần kinh này, dẫn đến tình trạng tê bì, đau và cảm giác ngứa râm ran ở hông, đùi và mông. Càng gần ngày sinh, em bé sẽ thay đổi tư thế ở trong bụng mẹ và bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu hơn.
2. Tăng cân trong thai kỳ
Khớp hông đóng vai trò hỗ trợ, chịu sức nặng cơ thể trong khi nghỉ ngơi hay hoạt động. Vì vậy, việc tăng cân trong thai kỳ sẽ gây nhiều áp lực hơn cho xương và khớp của bạn. Tăng cân quá mức có thể dẫn đến đau hông hoặc những khó chịu khác.
3. Loãng xương nhẹ
Đây là một nguyên nhân khác gây đau hông, đặc biệt là ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ. Loãng xương gây ra sự mất xương tạm thời ở phần trên xương đùi. Do vậy, dẫn đến sự hình thành của các cơn đau hông bất ngờ và sẽ diễn biến nặng hơn khi đi bộ hoặc khi thực hiện các hoạt động thể chất.
4. Do nội tiết tố relaxin
Trong thời gian mang thai, nội tiết tố relaxin sẽ tăng, Đây là nội tiết tố có nhiệm vụ làm thư giãn, làm mềm các mô kết nối xương của bạn trên khắp cơ thể. Điều này có thể dẫn đến khó chịu vùng chậu, đặc biệt là đau lưng hoặc đau hông khi mang thai.
5. Tư thế không phù hợp
Tư thế của bạn có thể thay đổi khi tăng cân. Không chỉ vậy, nếu thai nằm nghiêng sang bên này nhiều hơn bên kia cũng có thể khiến bà bầu bị đau hông khi mang thai.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt hằng ngày như bế 1 em bé khác lên hông, mang vác vật nặng cũng gây ra tình trạng đau nhức. Để hạn chế những nguy cơ cơn đau diễn biến trầm trọng hơn, bạn hãy cố gắng điều chỉnh tư thể, ngồi thẳng lưng hoặc dùng gối kê, hạn chế xách vật dụng quá nặng.
6. Tư thế ngủ khiến bà bầu bị đau hông
Ngủ nghiêng có thể góp phần gây đau hông do trọng lượng thai đè lên các khớp hông của bạn. Nếu tư thế này gây khó chịu cho phần hông, hãy cân nhắc để 1 chiếc đệm gối mềm giữa 2 đầu gối để giúp hai chân có được vị trí ổn định nhất.
Cách khắc phục chứng đau hông khi mang thai
1. Sử dụng một chiếc gối
Sử dụng một chiếc gối nâng đỡ toàn cơ thể dành cho bà bầu có thể sẽ có ích với bạn. Gối sẽ giúp điều chỉnh tư thế và hỗ trợ cho vùng bụng, chân và lưng của bạn.
2. Ngủ nghiêng 1 bên
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi gần đến ngày sinh, bạn nên ngủ nghiêng về 1 bên, hơi cong đầu gối và chân lại. Ở tư thế này, bạn vẫn có thể sử dụng gối để kê dưới bụng và phần trên của chân để cảm thấy thoải mái hơn. Nếu việc ngủ nghiêng làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn, hãy đặt một chiếc chăn hoặc gối ở phía dưới thắt lưng của bạn và nằm ngủ ở tư thế ngửa. Việc này sẽ giúp làm giảm áp lực đặt lên hông của bạn.
3. Cách khắc phục chứng đau hông khi mang thai : Chườm nóng
Nếu các biện pháp ở trên không hiệu quả, hãy tắm bồn nước nóng hoặc chườm nóng lên vùng hông. Với sự cho phép và tư vấn của bác sỹ, bạn có thể massage với dầu ấm để làm giảm tình trạng đau hông. Việc massage cần được thực hiện hết sức nhẹ nhà và nước tắm bồn nên là nước ấm (không phải nước nóng).
4. Cách khắc phục chứng đau hông khi mang thai: Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể
Đứng cả ngày có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn nghỉ ngơi hoặc ngồi nghỉ nhiều nhất có thể trong suốt cả ngày. Hãy cố gắng nghỉ ở trong tư thế khiến bạn thoải mái và dễ chịu nhất. Nằm và ngồi với chân nâng cao một chút và có sự hỗ trợ ở phần lưng có thể sẽ giúp bạn giảm được tình trạng đau hông.
5. Cách khắc phục chứng đau hông khi mang thai: Massage giảm đau
Bạn có thể dùng dầu xoa bóp để làm cơn đau hông, việc dùng lực massage cũng như các loại tinh dầu có đặc tính kháng viêm giảm đau (tinh dầu gừng, tràm, oải hương, hoa cúc, bạc hà…) sẽ giúp mẹ bầu dần cảm thấy dễ chịu hơn.
6. Cách khắc phục chứng đau hông khi mang thai: Tập yoga và pilate
Cả yoga và pilate đều có thể giúp hông và lưng giảm đau trong khi mang thai. Bạn có thể tham gia các lớp yoga, pilate tại khu vực sinh sống. Giáo viên hướng dẫn sẽ biết tư thế nào có thể giúp kéo giãn và làm giảm đau hông, xương chậu cho bạn.
7. Luyện tập dưới nước
Khi ở 3 tháng cuối thai kỳ, bạn cần giảm thời gian đứng, đi bộ vì việc này sẽ làm nặng thêm tình trạng đau hông của bạn. Khi bạn được khuyên là nên luyện tập, bạn có thể lựa chọn bơi lội. Bơi lội sẽ giúp làm giảm áp lực ở hông và các khớp. Khi bạn bơi, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình nhẹ hơn và có thể làm giảm áp lực từ hông và khớ
Nguồn : bau.vn