Có 4 triệu người Việt Nam mắc bệnh hen phế quản và tỷ lệ trẻ em hen phế quản hiện đang cao gấp đôi người lớn. Đối với trẻ em, hen phế quản ảnh hưởng đến học tập, sức khỏe và có thể hạn chế một số hoạt động. Vậy làm sao để nhận biết trẻ ho khi nào là bệnh hen phế quản?
1. Hen phế quản ở trẻ nguy hiểm như thế nào?
Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính của đường thở khiến cho đường thở trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên tồn tại trong môi trường. Khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, đường thở sẽ phù nền, co thắt, tiết ra nhiều dịch nhầy hơn, hạn chế luồng khí đi vào phổi. Khi đó, người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình của cơn hen phế quản cấp tính.
Trẻ hen phế quản vô cùng phức tạp nhưng cơ bản giống với hen phế quản ở người lớn, bắt nguồn từ những người có cơ địa dị ứng do thời tiết, ăn uống, khói bụi…
Tuy nhiên, về mức độ nguy hiểm của hen phế quản ở trẻ đáng được lưu tâm hơn vì các triệu chứng như ho đờm có thể gây tắc nghẽn đường thở, tím tái, trẻ không tự hô hấp được.
Hen phế quản là bệnh có tính chất di truyền và hoàn toàn không phải là bệnh có nguy cơ truyền nhiễm, lây lan. Hiện nay, hen suyễn là bệnh có tỷ lệ tử vong cao chỉ đứng sau ung thư.
2. Trẻ ho như thế nào được chẩn đoán là hen phế quản?
Trẻ hen phế quản thường được nhận biết dễ dàng hơn: ho, trẻ có cảm giác nặng ngực, thở khò khè, thở nhanh, co kéo cơ vùng cổ, cánh mũi phập phồng… Tuy nhiên, không phải lúc nào bác sĩ cũng có thể tiếp cận trẻ khi trẻ đang lên cơ khó thở để chẩn đoán.
Do đó, cha mẹ là người trực tiếp chăm sóc trẻ, cảm nhận được sự thay đổi sức khỏe. Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu như ho tái đi tái lại nhiều lần đặc biệt khi về đêm, thở khò khè, khó thở xuất hiện nặng hơn khi trẻ gắng sức cười, khóc…
Nếu như trẻ khò khè, khó thở là đó là những dấu hiệu đặc trưng cơ bản để nhận biết tình trạng bệnh. Triệu chứng ho tái đi tái lại là triệu chứng khá đặc biệt và thường bị bỏ sót. Một số ít trẻ hen phế quản chỉ có biểu hiện bằng những cơn ho về đêm mà không hề có các triệu chứng nào khác; bạn ngày trẻ vẫn vận động, học tập và sinh hoạt bình thường, đây được gọi là hen dạng ho. Trong trường hợp này, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến khám chuyên khoa hô hấp để có thể chẩn đoán phù hợp và chính xác.
Thêm một lưu ý nữa là không phải tất cả những trường hợp khò khè đều là hen phế quản. Do đó, mẹ không cần quá sốt sắng khi thấy con khò khè chỉ trong thời điểm ngắn.
3. Cần làm gì khi trẻ lên cơn hen cấp tính?
Các dấu hiệu để nhận biết một cơn hen cấp tính đang đến như ho, khò khè, nặng ngực, khó thở, thức giấc ban đêm nhiều. Khi cơn hen đến, bạn cần cho trẻ dùng thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh dưới dạng hít hoặc xông.
Các dấu hiệu cần cho trẻ đi cấp cứu ngay lập tức:
- Thuốc cắt cơn không có tác dụng hoặc tác dụng trong thời gian ngắn, trẻ vẫn khó thở khi sử dụng thuốc
- Nói khó khăn, nói không thành câu
- Trẻ phải ngồi thở, da co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ khi thở
- Môi và các đầu ngón tay tím tái, đây là dấu hiệu nguy kịch nhất.
Tuy hen là bệnh không thể điều trị dứt khoát được nhưng chúng ta có thể kiểm soát chúng. Phòng ngừa bệnh hen không chỉ giúp cho trẻ có sức khỏe tốt mà không bị hạn chế các hoạt động sống.
Để phòng ngừa hen, các bậc phụ huynh cần cho trẻ tránh xa các nguyên nhân khởi phát cơn hen, giữ môi trường sống trong lành và đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ.
Nguồn : bau.vn
Tags: Trẻ hen phế quản