Cách nhận biết, nguyên nhân và chế độ chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng hiệu quả

Suy dinh dưỡng ở trẻ em nếu không được can thiệp kip thời, lâu dần trẻ bị suy dinh dưỡng nặng và gặp các vấn đề như: thấp còi, chậm phát triển ý thức và trí tuệ, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm đường hô hấp, thậm chí là tử vong. Khi hiểu biết đầy đủ về suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ sẽ biết cách chăm sóc đúng trong trường hợp con yêu bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị suy dinh dưỡng cần được phát hiện sớm, hiểu rõ nguyên nhân để có chế độ chăm sóc phù hợp và hiệu quả nhất.

Cách nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng

Mẹ nên cân và đo chiều cao cho bé hàng tháng, đối chiếu với biểu đồ tăng trưởng chuẩn – biểu đồ này thường được đính kèm trong sổ khám bệnh của trẻ suy dinh dưỡng.  Với trẻ dưới 2 tuổi, mẹ nên cân đo hàng tháng, còn với trẻ trên 2 tuổi, 3 tháng mẹ nên cân đo các chỉ số cho con 1 lần. Khi trẻ đứng cân liên tục trong vòng 3 tháng, tức là đường biểu diễn cân nặng đi theo hướng nằm ngang hoặc đi xuống là dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Với các bà mẹ không có điều kiện cân đo cho con hàng tháng thì cần quan sát biểu hiện của trẻ để nhận biết kịp thời trẻ suy dinh dưỡng. Khi thấy con mình nhỏ hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi, ăn ít, không ngon miệng, da nhợt nhạt, chân tay nhão, thậm chí teo cơ, ngủ nhiều, ủ rũ, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa dinh dưỡng khám để xác định trẻ có suy dinh dưỡng không và có những can thiệp kịp thời.

Tuy nhiên, mẹ không nên thấy con mình nhỏ hơn con người khác mà vội càng kết luận con bị suy dinh dưỡng và ép con ăn thật nhiều, khiến trẻ sợ hãi. Đây chỉ là một trong những dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần đưa trẻ đi khám dinh dưỡng để xác định rõ hơn.

Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?

Sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng:

Mẹ cho trẻ cai sữa quá sớm, sau khi cai sữa mẹ lại không biết cách cho trẻ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng; Mẹ cho trẻ ăn dặm không đúng cách; Khi trẻ biết đi và chạy nhảy, cần rất nhiều năng lượng để hoạt động và phát triển cơ thể. Nhưng mẹ lại không biết điều này để bổ sung thêm vào chế độ ăn của trẻ các dưỡng chất thiết yếu.

Trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn

Ví dụ như nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng như giun, sán, biến chứng sau các bệnh như sởi, lỵ, đặc biệt là tiêu chảy kéo dài dẫn tới nhiễm khuẩn. Khi này hệ tiêu hóa của trẻ yếu, các vi khuẩn có hại phát triển lấn át các vi khuẩn có lợi, khiến trẻ biếng ăn, không hấp thu được cái chất dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn đến nhẹ cân, thấp còi và suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân khác khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ sinh ra trong các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, đông con, không đủ thực phẩm để ăn; hoặc trẻ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc các dị tật bẩm sinh đều có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.

Chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Đối với trẻ suy dinh dưỡng, khi chăm sóc mẹ cần chú ý các điểm sau:

Vệ sinh ăn uống:

Mẹ cho trẻ ăn chín uống sôi, thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, không cho trẻ ăn ở những nơi bụi bặm, đường xá, công trường xây dựng vì đó là nguồn lây nhiều bệnh như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

Vệ sinh cá nhân:

Mẹ thường xuyên tắm rửa, vệ sinh thân thể cho trẻ, xây dựng cho trẻ thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, không ăn nhiều đồ ngọt để tránh các bệnh sâu răng, viêm lợi, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, cắt móng tay cho trẻ. Không để trẻ lê la dưới đất bẩn. Không cho trẻ mút tay, không quệt tay bẩn lên mặt, không đưa đồ vật, đồ chơi bẩn lên miệng để tránh các bệnh giun sán.

Khích lệ trẻ:

Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ, tạo cảm giác vui vẻ trong bữa ăn. Mẹ có thể cho trẻ ăn cùng gia đình, khi mọi người ăn uống, nói chuyện vui vẻ sẽ tạo cho trẻ sự thích thú với bữa ăn. Mẹ tuyệt đối không nên quát mắng, dọa nạt hay đánh đập bắt trẻ ăn, vì khi này sẽ tạo nên áp lực tâm lý, khiến trẻ ngày càng sợ ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ nặng hơn.

Khi trẻ ốm, đặc biệt là khi bị tiêu chảy hoặc viêm đường hô hấp cần biết cách xử trí ban đầu tại nhà. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, cần coi trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng thích hợp để giúp trẻ mau khỏi bệnh và chóng hồi phục. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn, mẹ không được cho con sử dụng kháng sinh tùy tiện mà cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng

Với trẻ bị suy dinh dưỡng: Mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.Chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:

Tăng lượng protein:

Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cần tăng lượng protein trong bữa ăn hàng ngày. Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 5-7 g/kg/ngày. Mẹ nên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… hoặc có thể dùng các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.

Tăng dầu mỡ:

Dầu mỡ cung cấp năng lượng cho trẻ gấp đôi chất bột và chất đạm. Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng, mẹ nên tăng lượng dầu mỡ.

Bổ sung vitamin và khoáng chất

Ngoài ra, cần bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) để bé nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng, ăn tốt và để bé tăng cân nhanh.

Bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột

Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung cho trẻ một số vi khuẩn sống có ích cho đường ruột, các vitamin, acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được…để cải thiện khả năng tiêu hóa của trẻ. Các lợi khuẩn có vai trò ức chế hoạt động của các vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó giúp bé ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Khoa học hiện đại đã phát hiện lợi khuẩn dạng bào tử là những vi khuẩn trong giai đoạn bào tử, đang biến đổi để thích nghi và sống sót qua điều kiện bất lợi. Cấu trúc nhiều lớp của bào tử được ví như “chiếc áo giáp” của các chiến binh không chỉ bảo vệ phần lõi mà còn hỗ trợ cho nhau để bảo vệ bào tử khỏi tia cực tím UV, tác dụng của nhiệt độ cao (80 – 85 độ C ở hầu hết các loài), các dung môi hữu cơ, các enzyme.

Vì lợi khuẩn ở dạng bào tử chịu được nhiệt, ánh sáng và pH acid của dạ dày tốt hơn nên bảo toàn được số lượng vi khuẩn có lợi không bị phá hủy (phần lớn vi khuẩn thường bị tiêu diệt khi đi qua dạ dày). Khi bào tử vào đến ruột mới phát triển thành dạng vi khuẩn thường, nhờ vậy đạt hiệu quả tốt hơn đối với trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Hỡn nữa, bào tử lợi khuẩn này có thể phát triển ngay cả khi có mặt các kháng sinh như ampicillin, cephalosporin…, giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột trong trường hợp trẻ đang sử dụng kháng sinh. Bào tử lợi khuẩn cũng là nguồn sản xuất các enzyme giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.

Nguồn : bau.vn