Cách sử dụng ngải cứu khô tốt cho sức khoẻ

Ngải cứu từ lâu được biết đến là loại thảo dược nhiều công dụng đối với sức khỏe, dưới đây là cách sử dụng ngải cứu khô tốt cho sức khoẻ.

Một số thông tin về cây ngải cứu

Cây ngải cứu vốn là loại cây cỏ mọc dại ở rất nhiều địa phương phía Bắc Việt Nam. Chúng thường được dùng làm món ăn hàng ngày và xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian. Ngải cứu còn tên gọi khác là rau ngải, ngải diệp.

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, trong lá cây ngải cứu có hàm lượng tinh dầu tương đối lớn. Thành phần trong đó chủ yếu là monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, rachel ancol và một số chất khác.

Trong dân gian, cây ngải cứu được dùng nhiều trong những bài thuốc chữa các bệnh thông thường, nhất là tác dụng tốt đối với cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy, chướng bụng. Ngài cứu được dùng như một loại rau ăn thường ngày của nhiều gia đình và được yêu thích với vị hơi đắng và thơm.

Cách sử dụng ngải cứu khô tốt cho sức khoẻ

Ngoài sử dụng làm rau ăn hàng ngày thì lá ngải cứu khô còn mang lại rất nhiều lợi ích với sức khoẻ. Dưới đây là các cách sử dụng ngải cứu khô tốt cho sức khoẻ:

Điều hòa kinh nguyệt

Lá ngải cứu được gọi là thảo dược cho sức khỏe phụ nữ, thích hợp với phụ nữ khí huyết ngưng trệ. Nhiều chị em gặp vấn đề kinh nguyệt không đều, tay chân lạnh, uống một chút trà ngải cứu sẽ thấy tác dụng rõ rệt, theo Sohu & NetEase.

Ngoài ra, trà ngải cứu còn giúp làm ấm tử cung, từ đó giúp cải thiện sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Trừ cảm lạnh, làm đẹp da

Việc dùng lá ngải cứu khô để nấu nước ngâm chân có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông khí huyết, đả thông kinh mạch, điều hòa âm dương trong cơ thể, trừ cảm lạnh. Ngoài ra, cách ngâm chân bằng lá ngải cứu giúp đẩy khí lạnh từ trong người ra ngoài. Nhờ đó trông bạn có sức sống hơn, da mặt sẽ trở nên hồng hào căng bóng, ngày càng rạng rỡ.

Trị đau xương khớp

Nhiều phụ nữ sau khi sinh con bị đau nhức xương khớp, việc tắm bằng lá ngải cứu sẽ cải thiện tình trạng này. Cách làm: Dùng 50 gram ngải cứu khô và vài lát gừng để đun nước tắm.

Ngải cứu rất tốt cho sức khoẻ

Ngải cứu khô có tác dụng điều hòa khí huyết, giúp làm ấm kinh mạch, trừ phong hàn và giảm đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh dễ sinh phong hàn, nên thường xuyên dùng ngải cứu đun nước tắm.

Trị gàu, giảm ngứa đầu

Ngải cứu tiêu viêm, kháng khuẩn nên có tác dụng trị ngứa và gàu rất tốt mà không gây hại cho tóc.

Thời gian đầu, bạn gội bằng nước ngải cứu khoảng 3 lần/tuần. Sau khi da đầu hết ngứa, có thể gội 1-2 lần/tuần. Kiên trì thực hiện phương pháp này, tóc sẽ ngày càng bồng bềnh và hết ngứa.

Ngoài ra, nước ngải cứu giúp đả thông kinh mạch trên đầu, giải phong hàn, từ đó bạn sẽ cảm thấy cơ thể thoải mái nhẹ nhõm, giảm đau đầu, ngủ ngon hơn.

Điều trị nấm da chân, phù nề

Lá ngải cứu tác dụng sát trùng, tiêu viêm. Việc kiên trì ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có thể ức chế sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn trên bàn chân, từ đó ngăn ngừa bệnh nấm da chân, giảm phù nề.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng ngải cứu

Bài viết trên website có sự tư vấn của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, tuy ngải cứu tác dụng tốt với sức khoẻ nhưng vsử dụng trong đời sống hàng ngày cũng như sử dụng làm thuốc cần thận trọng. Trong dân gian cũng chỉ ra rằng, nếu sử dụng quá nhiều ngải cứu có thể dẫn tới ngộ độc. Hoặc nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng. Vì thế, việc sử dụng ngải cứu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người mang thai hoặc từng sảy thai, sinh non, không nên ăn.
  • Phụ nữ cho con bú cũng không nên sử dụng ngải cứu hàng ngày.
  • Không dùng ngải cứu làm thuốc kết hợp với các loại thuốc chữa trầm cảm, tiểu đường, chống đông máu, ung thư, kháng khuẩn, gây tương tác và phản tác dụng của thuốc.
  • Cần hết sức thận trọng khi dùng ngải cứu với những người có cơ địa mẫn cảm với thảo dược.
  • Không dùng ngải cứu dài ngày, quá 4 tuần.

Trên đây là những thông tin về cây ngải cứu và cách sử dụng ngải cứu khô tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên việc sử dụng ngải cứu hay các loại thảo dược khác với bất cứ mục đích nào trong điều trị bệnh đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Nguồn : bau.vn