Cách trị ho cho bà bầu vừa nhanh khỏi lại an toàn tại nhà

Có nhiều cách trị ho cho mẹ bầu cực đơn giản tại nhà. Sử dụng một số phương pháp đơn giản có thể giúp mẹ bầu giảm ho, ngứa họng, tăng cường sức đề kháng mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Có rất nhiều cách trị ho cho bà bầu, tuy nhiên cần chọn một phương pháp an toàn lại dễ thực hiện tại nhà. Hãy cùng Bau.vn đi tìm hiểu ngay nhé:

Cách trị ho tại nhà cho bà bầu

Các chị em hãy chọn một trong những phương pháp phù hợp nhất với bản thân trong số những gợi ý dưới đây.

Cách trị ho đơn giản: Ngậm ô mai

Theo Đông y, ô mai có tác dụng tăng tiết nước bọt nên chống khô họng, làm dịu niêm mạc họng.

Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ ho. Do đó, dùng ngậm ô mai có thể làm dịu họng, giảm ho.

Sử dụng mật ong để trị ho

Một trong những cách trị ho cho bà bầu đầu tiên phải kể tới đó là uống mật ong. Mật ong có tác dụng làm dịu các triệu chứng khó chịu ở họng nhờ chứa các hoạt chất có tính kháng sinh tự nhiên. Mật ong cũng chứa albumin và acid panthotenic có tác dụng kích thích tái tạo tế bào mới giúp làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng.

Viên ngậm thảo dược trị ho cực tốt

Các loại viên ngậm thảo dược được bào chế từ ô mai, mật ong và dược liệu như xuyên bối mẫu, tỳ bà diệp, sa sâm, cát cánh, bán hạ, gừng tươi, tinh dầu bạc hà… vừa bổ phế, vừa trị ho hiệu quả, dịu họng, giảm ngứa rát họng.

Cách trị ho cho bà bầu đơn giản tại nhà

Gừng giúp trị ho hiệu quả cho bà bầu

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính nóng có tác dụng làm ấm cơ thể, giải cảm, trị ho.

Mẹ bầu có thể dùng gừng tươi giã nát lấy nước cốt rồi cho vào cốc pha cùng với nước ấm. Cho thêm 1 thìa mật ong, 3 thìa nước chanh vào khuấy đều. Uống khi nước còn ấm.

Lưu ý, bà bầu không nên sử dụng gừng quá 4 ngày vì có thể ảnh hưởng đến mạch máu và thai nhi.

Tỏi nướng

Tỏi có tác dụng làm ấm, thải độc tố, trị ho, sổ mũi, viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm…

Gói khoảng 2 tép tỏi trong giấy bạc rồi đặt lên bếp nướng khoảng 20 giây (có thể dùng lò nướng). Đợi tỏi nguội thì bóc lớp giấy bạc và vỏ tỏi. Đem tỏi nghiền nhỏ rồi hòa với một ít nước. Uống nước tỏi 3 lần/ngày. Phụ nữ mang thai đang mắc các bệnh về mắt, thận, tiêu chảy, viêm gan không nên dùng cách này.

Nghệ tươi

Nghệ tươi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống cảm cúm, cảm lạnh tốt. Mẹ bầu có thể làm nước nghệ tươi để trị ho, cảm lạnh bằng cách sau:

Nghệ rửa sạch, gọt vỏ và thái lát. Bỏ 2-3 lát nghệ vào cốc nước sôi hãm trong khoảng 5 phút. Thêm 1-2 thìa mật ong vào nước nghệ và khuấy đều.

Uống nước nghệ mật ong từ 1-2 lần/ngày trong khoảng 2-3 ngày.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu những cách trị ho cho bà bầu cực hiệu quả mà lại dễ thực hiện tại nhà. Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ mạnh khoẻ.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Những lợi ích bất ngờ khi ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong thai kỳ

    Chà là không chỉ là món ăn ngon, mà còn là "thần dược" thiên nhiên dành cho bà bầu. Ăn đủ 9 quả chà là mỗi ngày trong suốt thai kỳ được cho là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe – từ hỗ trợ sinh nở nhẹ nhàng đến tăng cường dinh dưỡng và tâm trạng tích cực.
  • 6 mẹo giảm đau lưng cho bà bầu theo lời khuyên từ bác sĩ sản khoa

    Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến nhất mà mẹ bầu gặp phải, đặc biệt từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự thay đổi nội tiết tố, tăng cân nhanh, và sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể khi thai nhi phát triển. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giảm cảm giác khó chịu bằng một vài mẹo đơn giản, an toàn và hiệu quả dưới đây:
  • Bà bầu có nên ăn dứa? Sự thật về nỗi lo sảy thai và chuyển dạ sớm

    Từ lâu, dứa (thơm) bị đồn là loại trái cây “cấm kỵ” trong thai kỳ vì có thể gây sảy thai hoặc kích thích chuyển dạ. Tuy nhiên, các chuyên gia sản khoa khẳng định: ăn dứa đúng cách và với lượng hợp lý hoàn toàn không nguy hiểm, thậm chí còn đem lại lợi ích cho mẹ bầu nếu biết cách sử dụng.
  • Tìm hiểu hội chứng HELLP ở bà bầu bị tiền sản giật, đe dọa đến tính mạng

    Hội chứng HELLP là một biến thể của tình trạng tiền sản giật ở bà bầu, có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Ăn chay khi mang thai: Top 10 thực phẩm nuôi dưỡng cả mẹ và bé

    Việc ăn chay trong thai kỳ ngày càng được nhiều mẹ lựa chọn vì lý do sức khỏe, tinh thần hoặc niềm tin cá nhân. Tuy nhiên, mẹ bầu ăn chay cần đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho thai nhi.Dưới đây là 10 "siêu thực phẩm" thực vật vừa lành mạnh vừa giàu dinh dưỡng, được khuyên dùng cho mẹ bầu theo chế độ ăn chay:
  • Phụ nữ mang thai bị cúm: Những điều cần biết để bảo vệ mẹ và bé

    Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi mắc cúm, do hệ miễn dịch suy giảm và các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Một cơn cảm cúm tưởng chừng đơn giản có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu.Dưới đây là những điều quan trọng mẹ bầu cần nhớ khi đối mặt với căn bệnh phổ biến này.