Cây tía tô còn có những tên gọi khác là cây tô ngạnh, cây tử tô, tô diệp. Đây là một loại cây thường được dùng để làm rau ăn sống và làm gia vị nêm nếm vào các món ăn rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài ra, cây tía tô còn giúp bạn tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nhiều căn bệnh và làm đẹp da.
Hằng ngày, các chị em Nhật Bản vẫn thường nấu nước lá tía tô để uống và họ rất yêu thích món thức uống “thần thánh” này.
Lá tía tô có vị cay, tính ôn, tác dụng phát tán, phân giải và đào thải độc tố trong cơ thể. Vì vậy, cây tía tô có công dụng giải cảm, giải độc, trị mề đay mẩn ngứa, chống viêm và dị ứng, chữa bệnh gout,…
Phụ nữ uống lá tia tô sẽ giúp làm trắng sáng da và giảm nguy cơ bị lão hóa. Đồng thời, rửa mặt bằng nước lá tía tô và không rưa lại bằng nước sẽ giúp khắc phục tình trạng khô da và cung cấp vitamin cho da.
Để làm ra một ly nước tía tô đúng chuẩn, bạn đun sôi nước, cho thân và lá vào đậy nắp và tắt bếp. Sau đó, bạn hâm chừng 10 phút, rồi vớt bỏ bã cây. Cho đường phèn hoặc đường đen vào nước tía tô và để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh uống trong ngày. Trong vài lần đầu, nếu bạn chưa quen sẽ hơi khó uống, bạn nên vắt thêm một chút chanh, tắc hoặc trái mơ để dễ uống hơn.
Uống lá tía tô giúp giảm sưng đau do bệnh gout, hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về dạ dày, ngăn ngừa lão hóa và làm trắng da, giúp giảm cân. Lá tía tô được ứng dụng khá nhiều trong điều trị bệnh và làm đẹp.
Tuy nhiên, bản thân lá tía tô là một vị thuốc nên nếu bạn sử dụng nó như một phương pháp để chữa bệnh thì bạn cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, đặc biệt là với thai phụ. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên tự ý sử dụng một cách bừa bãi và với liều lượng quá nhiều. Và không phải ai cũng nên sử dụng loại cây này. Những người bị cảm nóng, thường xuyên đổ nhiều mồ hôi, người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào trong tía tô, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng tía tô.
Nguồn : bau.vn