Cha mẹ hãy lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng vì lý do quan trọng này!

Tiêm phòng là một trong những cách giúp bé phòng chống lại bệnh tật hiệu quả. Cha mẹ nhớ 4 điều lưu ý sau trước và sau khi tiêm phòng cho bé nhé.

Trong cuộc sống hiện tại, tiêm chủng là một trong những cách quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bé, giúp bé tăng sức đề kháng với các bệnh khác nhau và phát triển khỏe mạnh. Nhiều cha mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng đúng lịch nhưng có cha mẹ lại không nhớ đúng lịch.

Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng dành cho bố mẹ

1. Đưa trẻ đi tiêm phòng: Bố mẹ nên ghi nhớ thời gian 

Hiện nay hệ thống tiêm chủng của bé ngày càng hoàn thiện, khi bé đi tiêm phòng sẽ được bác sĩ cấp sổ tiêm chủng và ghi rõ thời gian tiêm chủng lần sau cho phụ huynh.

Một số loại vắc xin nói chung không thể tiêm trước, chỉ được tiêm đến khi bé đủ tuổi, lúc này bạn phải đi khám để được tiêm phòng theo lời khuyên của bác sĩ.

Khi bé đi tiêm phòng sẽ được bác sĩ cấp sổ tiêm chủng và ghi rõ thời gian tiêm chủng lần sau cho phụ huynh

2. Phản ứng sau khi tiêm chủng

Có một điểm nữa mà các bậc phụ huynh phải chú ý, trong 30 phút sau khi tiêm vắc xin xong, tốt nhất các mẹ không nên vội vàng rời khỏi phòng tiêm mà phải ở lại quan sát xem bé có phản ứng gì không.

Do có nhiều thành phần trong vắc xin nên một số bé có thể bị dị ứng nên đây là khoảng thời gian chờ nhằm tránh cho bé bị sốc thuốc.

3. Những lưu ý sau khi tiêm phòng

Sau khi em bé được chủng ngừa, cha mẹ sẽ được y bác sĩ nói cho những lưu ý về việc vết tiêm có bị sưng, nhức hay đóng mủ hay không. Hãy ghi nhớ những điều này và làm theo.

Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ nên mặc đồ thoáng mát, chườm ấm cho bé. Sốt từ 38,5 độ cho bé uống thuốc và thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của bé.

Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ nên mặc đồ thoáng mát, chườm ấm cho bé

4. Chú ý bệnh tật trong thời gian tiêm vắc xin

Bây giờ đang là thời điểm giao mùa thu đông, nhiều bé sẽ bị cảm, sốt, sổ mũi, cáu gắt, lúc này các mẹ nên chú ý, khi bé mắc các chứng bệnh này cần được chữa trị kịp thời.

Tuy nhiên, sau khi các triệu chứng của bé lành hẳn thì không nên tiêm phòng ngay mà hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước và thực hiện các mũi tiêm phòng tiếp theo để tránh gây ra một số dị ứng hoặc phản ứng xấu.

Như vậy, trên đây chúng ta đã vừa cùng nhau đi tìm hiểu về những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng. Bố mẹ hãy ghi nhớ nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Điểm tên 5 bệnh thường gặp vào mùa hè bé hay mắc

    Mùa hè là thời điểm thời tiết hanh khô, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa rào tạo điều kiện thuận lợi để các dịch bệnh phát triển và bùng phát mạnh mẽ. Nắm được các bệnh thường gặp mùa hè sẽ giúp bạn bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân.
  • Biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ em trong mùa hè

    Đuối nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em. Mùa hè đến là thời điểm ghi nhận được số ca trẻ em đuối nước lớn nhất hàng năm. Vì vậy mà các bậc phụ huynh cần biết những biện pháp phòng tránh đuối nước ở trẻ để tránh xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
  • Nhận diện ADHD - rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ

    Rối loạn tăng động giảm chú ý ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ mắc ADHD khó kiểm soát được cảm xúc và hành động cá nhân.
  • Trẻ bị hóc dị vật đường thở: Mối lo lớn từ những vật nhỏ

    Dị vật đường thở (DVĐT) hay hít phải vật lạ vào đường thở, đối với trẻ em, đây là những bất trắc khó lường, bởi hạn chế từ ý thức và nhận thức của lứa tuổi. Nghiêm trọng hơn, có nhiều trường hợp không được xử lý kịp thời, đã để lại hậu quả tổn thương não vĩnh viễn và có thể dẫn đến tử vong.
  • Điểm danh 9 loại lá tắm trị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt cho bé mùa hè

    Mùa hè với thời tiết hanh khô, oi bức, bé thường gặp các bệnh lý ngoài da như: rôm sảy, mụn nhọt, mẩn ngứa gây khó chịu. Dưới đây là 9 loại lá tắm cực hiệu quả cho trẻ nhỏ mà các mẹ nên biết.
  • Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chảy máu cam

    Chảy máu ở mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bậc cha mẹ chưa được trang bị kiến thức cũng như cách xử trí đúng cho trẻ. Vì vậy, sơ cứu ban đầu là điều rất quan trọng có thể giúp cầm máu và tránh những những biến chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ