Cha mẹ xin lỗi trẻ: Là sự thừa thãi hay cần thiết?

Khi người lớn mắc lỗi với con, chúng ta thường phớt lờ việc xin lỗi con trẻ. Thế nhưng, cha mẹ có cần nhìn nhận lại việc xin lỗi con trẻ hay không?

Hầu hết các bậc cha mẹ luôn yêu cầu con phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người lớn khi con phạm sai lầm với họ. Trong khi đó, cha mẹ lại né tránh xin lỗi trẻ mỗi khi bản thân làm sai. Cùng đọc bài viết này với Bau.vn để hiểu thêm tâm lý của con, bạn nhé!

1. Cha mẹ xin lỗi con: Có cần thiết hay không?

Mối quan hệ giữa các cặp vợ chồng, anh chị em, bạn bè, hoặc thậm chí là cha mẹ và con cái cần được xây dựng trên sự tôn trọng lẫn nhau. Đồng thời, đó cũng là một đặc điểm nuôi dạy con cái cần thiết thường không được chú ý. Cha mẹ bắt buộc phải có cách cư xử mẫu mực trước mặt con cái. Cách bạn cư xử với con mình và những người khác sẽ có tác động đến con.

Khi bạn xin lỗi con sau khi làm điều gì sai, chúng hiểu giá trị của bản thân và học cách tôn trọng những người khác. Lần tới khi con bạn mắc lỗi hoặc vô ý làm tổn thương ai đó, con sẽ biết khi nào là thời điểm thích hợp để xin lỗi.

Hầu hết người lớn sẽ không dễ dàng nói xin lỗi một đứa trẻ, có thể do lòng kiêu hãnh dù biết mình sai. Tuy nhiên, những đứa trẻ biết đưa ra lời xin lỗi đúng lúc sẽ rất giỏi trong việc xử lý các mối quan hệ.

Đừng quên xin lỗi không phải là dấu hiệu bạn yếu đuối trước mặt con, mà thể hiện sự việc đó rất quan trọng. Khi trẻ nhận được lời xin lỗi, trẻ hiểu rõ giá trị lời xin lỗi, biết sử dụng lời xin lỗi để đưa bản thân khỏi những tình huống khó xử.

2. Cha mẹ nên xin lỗi trẻ khi nào?

Khi bạn quát mắng con mình mà không phải lỗi của chính chúng, hoặc nếu bạn vô tình làm vỡ một trong những món đồ chơi của chúng, bạn cần phải xin lỗi. Điều này không chỉ áp dụng cho trẻ em mà cả trẻ mới biết đi.

Xin lỗi cũng là một công cụ hữu hiệu để nuôi dạy thanh thiếu niên. Bản chất nổi loạn cùng với kích thích tố tăng trưởng thúc đẩy thường có thể tạo ra xích mích giữa trẻ và cha mẹ. Đó là lý do tại sao, một phụ huynh đưa ra lời xin lỗi khi cần thiết sẽ là một cách tốt để xây dựng kết nối với con.

Amy McManus, một nhà trị liệu ở Los Angeles nói với các bậc cha mẹ hãy đợi con cái hồi đáp lại lời xin lỗi đó để thể hiện trọn vẹn thiện chí xin lỗi và lắng nghe của mình.

Xin lỗi con không phải là cha mẹ nhún nhường hay đang “hạ thấp” vai vế của mình, mà đó là sự tôn trọng đối với trẻ. Trong giáo dục gia đình và hình thành tính cách của trẻ cha mẹ chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, hãy làm gương đối với trẻ, thể hiện sự tôn để trẻ hình thành thói quen xin lỗi khi làm chuyện gì đó sai. Không chỉ xin lỗi, bạn hãy cảm ơn trẻ mỗi khi nhờ con làm giúp điều gì đó. Cảm ơn và xin lỗi chỉ là lời nói nhưng nó thể hiện giá trị của con người, thể hiện nền giáo dục gia đình vô cùng tốt.

Nguồn : bau.vn