Chăm chút thể chất cho bà bầu khi mang thai mà ai cũng nên biết!

Khi mang thai, thể chất bà bầu sẽ có những thay đổi đáng kể. Vì vậy, trang kiến thức về những điều bạn sẽ trải qua trong giai đoạn này là cần thiết.

Mỗi người có những phản ứng khác nhau khi mang thai. Một số sự thay đổi khi mang thai rất dễ nhận ra như việc gia tăng kích cỡ cơ thể, trong khi một số khác cần sự cảm nhận tinh tế hơn và thậm chí không thể nhận ra. Vì vậy, bà bầu cần trang bị những kiến thức về thể chất là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu ngay thông tin trong bài viết sau của Bau.vn nhé!

Cách xử lý những vấn đề về thể chất của bà bầu

1. Động thai

Có thể xảy ra khi thai được 20 tuần tuổi. Sản phụ có dấu hiệu xuất huyết âm đạo, đau bụng nhưng thai nhi vẫn nằm trong buồng tử cun. Lúc này cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc hé mở. Đây có thể là hậu quả của sai lạc nhiễm sắc thể trong quá trình phân chia của trứng đã thụ tinh hay trong giai đoạn phối không dung nạp miễn dịch, bà bầu bị thiếu chất dinh dưỡng, nhiễm khuẩn…

Cách xử lý:

Khi có những dấu hiệu trên, thai phụ nên đi khám bác sĩ sản khoa ngay. Tránh vận động mạnh, hạn chế mang giày cao gót, luôn giữ tinh thần thoải mái. Chú ý dinh dưỡng cân đối, không xoa bụng nhiều gây kích thích tử cung, dễ sinh non. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn.

2. Táo bón

Những tháng đầu tiên và cuối cùng của thai kỳ là thời điểm dễ mắc các chứng này nhất. Không chỉ gây khó chịu, đầy bụng, buồn nôn… táo bón có thể làm thiếu hụt chất dinh dưỡng bào thai. Nguyên nhân gây táo bón do cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, đặc biệt chất progesterone sẽ làm giảm nhu động ruột, quá trình tiêu hóa bị chậm lại, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Thai càng lớn bà bầu càng dễ mắc tình trạng này hơn do sự phát triển của thai nhi gây chèn ép tới ruột. Ngoài ra, chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước hoặc thói quen nhịn đi cầu, vừa đi vệ sinh vừa làm việc riêng… cũng làm tăng tình trạng táo bón.

Cách xử lý:

Thay đổi chế độ ăn nhiều chất xơ, có lợi cho đường ruột như rau xanh (rau muống, rau lang…). Chất nhuận tràng có trong ngũ cốc không xát kỹ, vỏ hạt đậu que, đậu đũa, đậu bắp… và các loại trái cây như đu đủ (phần màng trắng gần hạt), thanh long, bưởi. Đồng thời uống 2-3 lít nước mỗi ngày, tránh trà đặc, cà-phê… Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ.

3. Tiểu són

Sau tuần thứ 20 của thai kỳ, một số thai phụ không kiểm soát được việc đi tiểu. Chỉ cần họ, cười lớn, đột nhiên nằm hoặc cúi xuống nhặt một vật gì đó cũng có thể bị són tiểu. Sở dĩ có tình trạng này là do thai nhi ngày càng phát triển, làm tử cung to lên. Nếu tử cung ngả ra trước nhiều, chèn. ép lên bàng quang sẽ gây cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần và tiểu són. Tình trạng này sẽ tự mất đi sau một thời gian hoặc kéo dài đến sau sinh, tùy đáp ứng thần kinh của mỗi người.

Cách xử lý:

Bà bầu nên nằm nghỉ nhiều, nằm nghiêng sang trái… Tập thói quen đi tiểu đều đặn, đúng giờ (5-6 tiếng nên đi tiểu 1 lần), đi ngay khi mắc tiểu. Nhiều thai phụ Sợ tiểu són nên nhịn uống nước, việc này khá nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng tiểu, giảm lưu lượng tuần hoàn cơ thể và nuôi dưỡng thai. Ngoài ra, bà bầu nên thay quần lót thường xuyên, tránh dùng băng vệ sinh nhiều Vì có thể gây bí hơi vùng kín.

Nguồn : bau.vn