Chỉ mẹ cách làm gối lá đinh lăng không bị mọt mốc, giúp trẻ ngủ siêu ngon

Gối lá đinh lăng giúp bé thư giãn và có giấc ngủ ngon hơn được dân gian lưu truyền nhiều năm. Bau.vn hướng dẫn bạn cách làm gối tại nhà không bị mọt mốc để dành tặng bé yêu.

Gối lá đinh lăng có vẻ bề ngoài không khác gì các loại gối khác, nhưng chúng có tác dụng an thần, cải thiện giấc ngủ. Vì thế, đây là loại gối được nhiều bà mẹ quan tâm cách làm.

Tác dụng của gối lá đinh lăng đối với giấc ngủ của trẻ

Theo kinh nghiệm dân gian, các tinh chất từ đinh lăng có trong ruột gối sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tạo sự ổn định của các noron thần kinh để bé không bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra chúng còn có tác dụng bổ khí huyết, điều hòa thân nhiệt.

 

Sử dụng gối đinh lăng cho trẻ hạn chế được hiện tượng ra mồ hôi vô căn, tránh được nguy cơ viêm phổ, viêm phế quản. Do có thể hút ẩm rất tốt, vì thế giúp giữ cho da đầu bé luôn khô ráo, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu.

Không chỉ trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng loại gối này để ngủ ngon hơn, giảm các triệu chứng mỏi cổ, đau vai gáy. Đặc biệt, có lợi ích với người làm văn phòng. Ngoài ra, nó xua tan những căng thẳng, mệt mỏi giúp bạn có tinh thần sảng khoái, phấn chấn hơn.

Cách làm gối lá đinh lăng không bị mọt

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Cách chọn lá đinh lăng làm gối: Bạn nên chọn lá ở những cây có tuổi thọ từ 3 năm trở lên để tỏa hơn tốt nhất. Lá hát về chỉ cần phần lá, bỏ phần gân và cành để khi nằm êm hơn.

Lá đinh lăng tươi: 500gram.

Vỏ gối cotton (kích thước tùy bạn)

Bông gòn chuyên dùng làm gối

Dụng cụ: kim, chỉ, kéo…

 

2. Sơ chế lá đinh lăng

Bước 1: Phơi khô lá đinh lăng

Loại bỏ những lá dập, thối, nát, chỉ chọn lá già đẹp mang đi rửa thật sạch. Nếu cẩn thận hơn, mẹ có thể ngâm với nướ muối loãng để tránh bụi bẩn, côn trùng. Khi rửa cần nhẹ tay để tránh lá bị dập và thối khi chưa kịp sấy khô.

Phơi lá đinh lăng trong bóng râm từ 2-3 ngày, không phơi dưới ánh nắng để giữ được hương thơm. Trong quá trình phơi, cách 2-3 tiếng trở lá một lần để mặt lá được khô đều. Công đoạn này rất quan trọn, vì nếu lá còn ẩm hay không khô đều dễ mốc và hôi.

Bước 2: Sao lá đinh lăng

Khi lá đinh lăng sờ vào không thấy ẩm, đạt độ khô vừa, lá không bị giòn hoặc nát là bạn đã thành công 1 nửa. Lúc này bạn mang lá đi sấy hoặc sao vàng.

Nên sao ở nhiệt độ 50-60 độ C, trong khoảng 10 – 15 phút là được. Sao xong đặt xuống đất để lá đinh lăng hút độ ẩm cần thiết, công đoạn này tạo mùi hương đặc trưng cho gối.

3. Hoàn thành

Trộn phần lá đinh lăng vừa sao với bông gòn với tỷ lệ 1:1. Trộn lá với bông gòn để gối có độ mềm, lại tỏa ra mùi hương thoang thoảng đủ làm bạn dễ chịu. Sau đó, may gối lại như bình thường.

Nếu khéo tay, mẹ có thể thêu lên vỏ gối các hình ảnh như: bông hoa, hình trái tim, quả bóng hay chuột mickey… May xong, bạn chỉ cần lồng ruột gối vào là có thể sử dụng luôn được.

Lưu ý khi sử dụng gối lá đinh lăng

Tuy gối lá đinh lăng dễ làm, có lợi cho giấc ngủ và sức khỏe, nhưng khi sử dụng bạn nên chú ý một số điều sau.

Gối được làm từ tự nhiên nhưng nếu bảo quản đúng cách có thể sử dụng được 7-12 tháng mới cần thay mới.

Với những trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng, nhưng cần chú ý đến độ dày. Kích thước gối với trẻ dưới 1 tuổi là 25×35 cm, trẻ trên 2 tuổi là 30×40 cm, trẻ từ 4-10 tuổi là 35×50 cm.

Để gối không bị mọt, bạn nên phơi dưới bóng râm sau khoảng 1 tháng sử dụng, chỉ cần 15-20 phút cho gối được khô ráo. Tuyệt đối không phơi ở nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào vì sẽ làm mất mùi hương.

Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại gối đinh lăng, nhưng hãy tự tay làm để đảm bảo chất lượng và giấc ngủ của trẻ nhé!

Nguồn : bau.vn

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.