Chỉ số BMI có thể giúp xác định tuổi thọ của bạn, đúng hay sai?

Một số ý kiến cho rằng chỉ số BMI có thể giúp xác định tuổi thọ của mỗi người.

Vậy ý kiến chỉ số BMI có thể giúp xác định tuổi thọ  có chính xác không, cùng bau.vn tìm hiểu nhé.

BMI là gì?

(Body Mass Index: Chỉ số khối co thể) là một công cụ để theo dõi đánh giá một người là nhẹ cân, thừa cân, béo phì hay cân đối dựa trên mối tương quan giữa cân nặng và chiều cao của họ.

BMI được sử dụng như một công cụ để theo dõi tình trạng cân nặng. Tuy nhiên, BMI lại không thể sử dụng để chẩn đoán lượng mỡ trong cơ thể hoặc để đại diện cho sức khoẻ của một người. Nếu như muốn chắc chắn rằng tình trạng chỉ số BMI cao của bạn có phải nguy cơ cho sức khoẻ hay không thì các bác sĩ cần phải thực hiện rất nhiều kiểm tra như đo độ dày nếp da, đánh giá chế độ ăn uống, hoạt động thể chất, tiền sử gia đình cũng như nhiều kiểm tra sức khoẻ khác.

Cách tính BMI ở người lớn?

Đây là cách tính BMI áp dụng cho người trên 20 tuổi:

BMI = cân nặng (kg)/bình phương chiều cao (m)

Đơn vị: kg/ m2

Phân loại BMI theo khuyến cáo của WHO đối với Châu Á:

  • Nhẹ cân: BMI < 18.5;
  • Trong giới hạn bình thường: BMI từ 18.5 đến 23;
  • Có nguy cơ: BMI từ 23 đến 27.5;
  • Nguy cơ cao: BMI > 27.5.

BMI có thể giúp xác định tuổi thọ của bạn hay không?

Mốt số nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Obesity cho biết, chỉ số BMI nằm trong giới hạn bình thường chưa chắc đã là tốt đối với mọi người. Trên thực tế, đối với nhiều người, BMI thừa cân lại là một yếu tố làm giảm nguy cơ tử vong khoảng 13 năm. Các chuyên gia y tế đã kiểm tra lại dữ liệu của khoảng 400,000 người sống tại Mỹ ở độ tuổi từ 50 đến 71 tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu vào năm 1995. Khi theo dõi họ cho đến hết năm 2009, họ nhận thấy rằng khoảng 112,000 người đã mất sau đó. Kết quả của các cuộc nhiên cứu cho thấy BMI trung bình “tốt nhất” là khoảng 26.

Một số nghiên cứu trước đây cũng từng gợi ý rằng BMI không phải là cách tốt nhất để đánh giá sức khoẻ của một người. Giả dụ trong báo cáo năm 2015 của các nhà nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư đại trực tràng với chỉ số BMI trên 25 sống thọ hơn so với những người dưới có chỉ số BMI 25. Một nghiên cứu khác được công bố năm 2011 cho biết người có BMI từ 26 đến 29 có tỉ lệ sống sau phẫu thuật cao hơn những người có BMI nhỏ hơn 23.

Trong kết quả nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu muốn tìm ra mối quan hệ giữa BMI và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên thay vì sử dụng giá trị BMI thông thường, các nhà nghiên cứu đã sử dụng trị số BMI của từng cá thể.

Đối với từng tình nguyện viên tham gia nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã đánh giá những yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong trong từng khoảng thời gian nhất định, bao gồm độ tuổi, chủng tộc, trình độ học vấn, uống rượu bia, tình trạng hôn nhân cũng như mức độ luyện tập thể dục thể thao. Các nhà nghiên cứu dựa trên các giá trị này, đã tạo nên một trị số gọi là “BMI tối ưu – cá thể hoá”, có thể liên quan đến việc những người này lại có nguy cơ tử vong thấp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ số “BMI tối ưu” phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng người, và nó là một chỉ số có thể thoả mãn tất cả các khuyến cáo. Tác giả của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi có thể tạo ra một khuyến cáo cho từng cá nhân, theo như mô hình nghiên cứu của chúng tôi đưa ra sẽ chính xác hơn so với khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kì (CDC)”. Bên cạnh đó, tiến sĩ Rexford Ahima, giảng viên của Khoa Y thuộc trường Đại học Pennsylvania Perelman cho rằng: “BMI tối ưu do này chỉ có thể dùng để so sánh trọng lượng tương đối của dân số nghiên cứu, nhưng không thể dùng làm một công cụ để lượng giá sức khoẻ của con người. BMI không thể cho bạn biết được nguy cơ tử vong hay bệnh tật của bạn”.

Dựa vào kết quả của những nghiên cứu trên, bau.vn mong rằng bạn có thể hiểu hơn về mối liên quan giữa chỉ số BMI và tình hình sức khỏe của mình. Do đó, bạn có thể lựa chọn hoặc điều chỉnh khẩu phần ăn cũng như chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh.

Nguồn : bau.vn

  • Tại sao nhịn ăn gián đoạn kéo dài lại gây hại cho cơ thể ?

    Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường
  • Muốn hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chớ bỏ qua rau xanh

    Rau xanh là đồng minh cho sự cân bằng dinh dưỡng hoàn hảo, tạo màu sắc cho bữa cơm và tăng cường sức khỏe. Vậy cách lựa chọn, bảo quản, chế biến và ăn rau xanh thế nào để có lợi nhất cho sức khỏe của chúng ta?
  • Dùng kháng sinh nên làm gì để đường ruột khỏe hơn ?

    Dùng kháng sinh có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Dưới đây là 4 cách giúp ruột khỏe mạnh sau khi dùng kháng sinh:
  • Tại sao tập luyện quá nhiều lại làm chậm quá trình giảm cân

    Hầu hết chúng ta đều tin rằng việc tăng cường luyện tập thể dục, đặc biệt là cardio hay các bài tập cường độ cao, sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại khác xa mong đợi. Nhiều người, dù chăm chỉ tập luyện mỗi ngày, vẫn không thấy kết quả giảm cân rõ rệt, thậm chí còn có cảm giác “càng tập càng khó giảm cân”Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Hãy cùng khám phá một số yếu tố khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn dù bạn đang tập luyện chăm chỉ.
  • Không cần kháng sinh nhân tạo, bạn đã có 10 “thần dược” từ bếp nhà

    Trong khi kháng sinh tổng hợp ngày càng bị lạm dụng và gây ra tình trạng kháng thuốc, thì thiên nhiên lại ban tặng cho chúng ta nhiều thực phẩm có tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên rất hiệu quả. Dưới đây là 10 loại “kháng sinh xanh” bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hằng ngày để hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Rèn luyện 5 thói quen buổi sáng này để giúp thanh lọc cơ thể

    Rèn luyện những thói quen buổi sáng là cách tuyệt vời để thanh lọc cơ thể, tăng cường sức khỏe và khởi động một ngày mới đầy năng lượng. Dưới đây là 5 thói quen buổi sáng giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả: