Cho trẻ nhỏ uốn, nhuộm tóc từ sớm – làm đẹp hay gây hại?

Nhuộm, uốn hay làm tóc là nhu cầu làm đẹp của rất nhiều người, tuy nhiên đối với trẻ em liệu nó có thực sự an toàn hay tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại?

Trẻ được mấy tuổi thì có thể uốn tóc, làm tóc có an toàn không? Đây là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh khi muốn làm điệu cho con, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Trong thực tế, không ít bà mẹ, đặc biệt là các mẹ có con gái rất muốn làm đẹp cho con. Tuy nhiên, hậu quả của hành động này không chỉ dừng lại ở tác động xấu về sức khỏe. Nó còn ảnh hưởng đến nhận thức, tâm lý của trẻ.

Một số hậu quả của việc cho trẻ làm tóc từ sớm

Các hóa chất khi làm tóc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

Không ít những ông bố bà mẹ cho con đi làm đẹp từ rất sớm. Trong đó phổ biến hơn cả là làm tóc như uốn tóc, nhuộm tóc. Đây đều là những dịch vụ đòi hỏi sử dụng hóa chất để có màu tóc đẹp hơn. Hóa chất tác động sẽ giúp bé sở hữu những lọn tóc bồng bềnh. Tuy nhiên điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ nhỏ có đặc trưng tóc tơ, mỏng, sợi mảnh. Thêm nữa da đầu của trẻ cũng rất non nớt, dễ bị thương tổn. Trong khi nhuộm tóc hay uốn tóc đều sử dụng hóa chất. Nguồn hóa chất được bôi vào tóc dù ít dù nhiều cũng tiếp xúc và ảnh hưởng trực tiếp đến da đầu.

Điều này có nguy cơ khiến làn da, mái tóc của trẻ bị hư hại. Trẻ dễ mắc các bệnh về da như viêm da, dị ứng da, bong tróc da đầu… Đặc biệt, việc tiếp xúc với hóa chất từ rất sớm và lâu dài có thể dẫn đến những bệnh mãn tính như ung thư. Đó là chưa kể nguồn thuốc nhuộm, thuốc uốn không đảm bảo hoặc gây phản ứng với một số trẻ. Nó có thể khiến tóc bị gãy rụng, xơ xác. Thậm chí có thể làm hỏng toàn bộ mái tóc tơ nguyên bản của trẻ.

Nghiên cứu về độ an toàn của thuốc uốn, nhuộm tóc nói chung chỉ đáp ứng với người ở độ tuổi trưởng thành, động vật. Hoàn toàn chưa từng có nghiên cứu nào trên trẻ nhỏ. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý và tinh thần

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – trưởng khoa nhi Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội: Không ít bà mẹ có xu hướng làm điệu cho bé gái từ rất sớm. Mới một, hai tuổi đã sơn móng tay móng chân, uốn tóc, làm xoăn, nhuộm tóc. Nhiều mẹ còn cho con sử dụng mỹ phẩm… Điều này khiến làn da, mái tóc, móng tay vốn non nớt của trẻ bị hư hỏng. Về lâu dài trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về da, nội tiết vì tiếp xúc hóa chất quá sớm.

Đến khi lớn hơn và có ý thức về việc làm đẹp, trẻ có nguy cơ dậy thì sớm. Đặc biệt, trẻ sẽ luôn có suy nghĩ lạm dụng làm đẹp chứ không chuộng những vẻ đẹp tự nhiên vốn có. Trẻ thường không thích những gì có sẵn trên cơ thể mình nữa. Nhiều trẻ thậm chí có suy nghĩ lệch lạc chỉ khi can thiệp bằng những cách làm đẹp như nhuộm tóc, uốn tóc thì mới thực sự xinh đẹp, mái tóc đen thẳng tự nhiên là xấu xí…

Cũng có nhiều phụ huynh cho trẻ mặc quần áo đắt tiền, đeo nhiều phụ kiện, đi giày cứng, cao gót…Điều này đã mang đến nguy cơ không tốt cho sức khỏe trẻ. “Trẻ vốn tò mò, hiếu động nên rất dễ cho những vật nhỏ như đồ trang sức vào miệng gây hóc dị vậ. Đi giày, guốc cứng từ sớm khiến hệ xương khớp trẻ bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt việc đeo đồ trang sức, mặc quần áo đắt tiền khiến trẻ có thể hình thành tâm lý trọng hình thức, vật chất. Nguy hiểm hơn là khiến kẻ xấu nảy lòng tham tìm cách bắt cóc, cướp giật…”

Nguồn : bau.vn

  • Sôcôla và sức khỏe răng miệng trẻ: Ngọt miệng, hại răng?

    Sôcôla là món khoái khẩu của nhiều trẻ em nhờ vị ngọt ngào, béo ngậy. Tuy nhiên, đằng sau những viên kẹo hấp dẫn là mối nguy hại tiềm ẩn đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là men răng và nướu – hai yếu tố quan trọng giúp bảo vệ hàm răng đang phát triển của trẻ.
  • Bác sĩ dinh dưỡng cảnh báo: Nhiều cha mẹ bỏ sót dưỡng chất quan trọng khi con dậy thì

    Tuổi dậy thì là giai đoạn “vàng” để trẻ phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ và cảm xúc. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cơ thể trẻ có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn bình thường. Nếu không được bổ sung đúng và đủ dưỡng chất, trẻ có thể đối mặt với nhiều vấn đề như chậm phát triển chiều cao, dễ mệt mỏi, nổi mụn, rối loạn nội tiết hoặc rối loạn kinh nguyệt.Dưới đây là 6 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng nhất mà cha mẹ cần đặc biệt chú ý trong thực đơn hằng ngày của trẻ dậy thì:
  • Cha mẹ nên biết: 10 thực phẩm phổ biến có thể gây hại cho trẻ nhỏ

    Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, nhiều loại thực phẩm tiện lợi, bắt mắt lại đang âm thầm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của trẻ. Dưới đây là 10 loại thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên cho trẻ em ăn thường xuyên để tránh nguy cơ béo phì, rối loạn tiêu hóa, suy giảm miễn dịch và các bệnh mãn tính về lâu dài.
  • Những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ tại nhà hiệu quả

    Bài viết dưới đây của Bau.vn là những kiến thức phòng tránh sốt xuất huyết ở trẻ ngay tại nhà hiệu quả dành. Bố mẹ hãy lưu ngay lại nhé!
  • Giao tiếp cảm xúc: Phương pháp chuyên gia khuyên dùng để nuôi dưỡng sự gắn kết với con

    Trong hành trình nuôi dạy con, giao tiếp không đơn thuần là trao đổi thông tin mà còn là sợi dây kết nối cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Nhiều bậc phụ huynh thường than phiền: “Con không chịu nói chuyện với mình”, “Con chỉ thích nói chuyện với bạn bè”... Nhưng ít ai biết rằng, để trẻ mở lòng, điều quan trọng không nằm ở việc hỏi, mà ở cách chúng ta lắng nghe.Dưới đây là những bí quyết vàng từ các chuyên gia tâm lý – giáo dục giúp cha mẹ giao tiếp với con hiệu quả và đầy yêu thương:
  • 3 điều cha mẹ nên giữ lại cho mình để con lớn lên hạnh phúc

    Tình yêu thương con cái là bản năng tự nhiên của cha mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự chia sẻ toàn bộ cảm xúc, lo toan hay áp lực cũng là điều tốt. Cha mẹ thông minh là những người biết giữ lại một phần cho riêng mình, để bảo vệ tuổi thơ và tâm hồn non nớt của con. Dưới đây là 3 điều cha mẹ nên "giấu" con, không phải vì thiếu trung thực, mà là để yêu thương con một cách trưởng thành và lành mạnh hơn.