Có phải trẻ biết nói sớm thì sẽ sở hữu chỉ số IQ cao hơn?

Nhiều quan điểm cho rằng trẻ biết nói sớm sẽ sở hữu chỉ số IQ cao, thông minh, tài giỏi nhưng nhà khoa học nổi tiếng Albert Einstein không nói gì cả cho đến khi ông ấy được 4 tuổi.

Nhiều bậc cha mẹ thường truyền tai nhau rằng trẻ biết nói sớm thì IQ sẽ cao. Vậy đó có phải là sự thật hay không? Trên thực tế, từ lâu người ta đã quan sát và phân tích quy luật học nói của trẻ em. Trong trường hợp bình thường, khi trẻ được 5-6 tháng tuổi, khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát triển nhanh chóng và trẻ có thể dùng giọng nói để truyền tải cảm xúc của mình đến những người xung quanh.

Khi trẻ được 10 tháng tuổi, bé sẽ có thể nói được những từ đơn giản như “a”, “ư”. Khi trẻ được 11 tháng tuổi, bé sẽ biết nói một số từ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào khẳng định được rằng việc trẻ biết nói sớm sẽ có chỉ số IQ cao.

Có phải trẻ biết nói sớm thì sẽ sở hữu chỉ số IQ cao hơn? - ảnh 1

Nhiều người nghĩ rằng trẻ nói càng sớm thì IQ càng cao. Quan điểm này được lan truyền mạnh mẽ trong cộng đồng bỉm sữa. Nhiều người cho rằng trẻ biết nói sớm, biết thể hiện ý tưởng của mình sớm hơn thì trẻ sẽ rất thông minh. Trong trường hợp bình thường, trẻ sẽ học nhanh, nói nhanh hơn những bé khác.

Nhưng trên thực tế, trẻ biết nói sớm hay muộn lại không liên quan đến chỉ số IQ của trẻ. Người ta nói rằng nhà khoa học nổi tiếng Einstein đã không chịu nói gì cho đến khi ông lên 4. Gia đình ông cho rằng ông có vấn đề về phát triển thể chất và không khỏe mạnh nên đã đưa ông đi khám.

Nhưng không, khi lớn lên, Einstein là người tiên phong và là người sáng lập ra nền vật lý hiện đại, những thành tựu của ông khiến cả thế giới chắc chắn rằng ông là người có chỉ số IQ cực cao. Có thể thấy, việc trẻ biết nói sớm không liên quan gì đến chỉ số IQ.

Trẻ biết nói sớm liên quan đến 3 yếu tố

Tốc độ phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ

Bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, mỗi đứa trẻ là một cá thể hoàn toàn khác nhau, nhịp điệu phát triển của bản thân trẻ cũng khác nhau. Một số trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ vượt trội một cách tự nhiên, vì vậy chúng nhanh hơn các bạn cùng lứa tuổi trong việc học nói. Vì vậy, khi trẻ chậm nói, bố mẹ cũng đừng lo lắng, hãy kiên nhẫn chờ đợi, sớm muộn gì bé cũng biết nói thôi. Nếu cha mẹ cảm thấy con biết nói quá muộn và có mối nghi ngờ nào trong lòng thì hãy cho con đến bệnh viện.

Môi trường mà đứa trẻ lớn lên

Trước khi trẻ học nói, có một giai đoạn tích lũy ngôn ngữ. Nói cách khác, bé sẽ nghe được cách phát âm của một số từ từ cha mẹ hoặc những người xung quanh và hiểu từng từ được sử dụng trong ngữ cảnh nào.

Khi sự phát triển thể chất của trẻ đến một giai đoạn nhất định, trẻ có điều kiện để nói thì trẻ sẽ tự nhiên biết nói. Nếu trẻ lớn lên trong môi trường mọi người thích trò chuyện với nhau thì bé sẽ tích lũy nhiều vốn từ vựng hơn. Ngược lại, trẻ sẽ chậm nói khi ở trong môi trường mọi người quá ít nói.

Trẻ có thích nói hay không

Nếu trẻ có khiếu ăn nói, trẻ sẽ học nói sớm hơn bằng cách quan sát cách phát âm của những người xung quanh để thể hiện bản thân. Ngược lại, nếu trẻ lười hoặc không muốn diễn đạt, trẻ sẽ nói muộn hơn. Trẻ có ý thức muốn nói hay không liên quan đến việc liệu những người xung quanh có thích trò chuyện hay không và có cho trẻ cơ hội để bày tỏ cảm xúc của mình hay không.

Có phải trẻ biết nói sớm thì sẽ sở hữu chỉ số IQ cao hơn? - ảnh 2

Nếu cha mẹ thực sự muốn con mình học nói sớm hơn thì bạn nên làm những cách như sau:

Cha mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với con cái

Cha mẹ là người thầy tốt nhất để giúp trẻ học nói. Nếu cha mẹ muốn con biết nói sớm hơn thì phải hết sức kiên nhẫn dạy con. Hãy tiếp xúc với trẻ nhiều hơn, kể cho trẻ nghe những câu chuyện, hướng dẫn trẻ diễn đạt. Từ đó, bé sẽ biết nói sớm hơn.

Đừng phàn nàn rằng trẻ chậm nói

Trong quá trình học ngôn ngữ, trẻ có hứng thú với ngôn ngữ hay không có ảnh hưởng rất nhiều đến việc trẻ có biết nói hay không. Khi trẻ chậm nói hoặc không nói rõ, bố mẹ không nên phàn nàn, mắng mỏ trẻ. Hãy động viên bé để tạo cho trẻ sự tự tin. Sau đó, bạn hãy dùng cách phát âm phù hợp với trẻ để tăng sự hứng thú cho trẻ.

Nguồn : Sức Khoẻ Cộng Đồng

  • Những dấu hiệu nào giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao ?

    EQ (Emotional Quotient) hay chỉ số cảm xúc, là khả năng nhận thức và điều chỉnh cảm xúc của bản thân và người khác. Một đứa trẻ có EQ cao sẽ biết cách hiểu và quản lý cảm xúc của mình, đồng thời có khả năng hòa nhập xã hội tốt hơn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp ba mẹ nhận biết trẻ có EQ cao từ khi còn nhỏ.
  • Làm sao để nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý ?

    Tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một rối loạn phát triển thần kinh phổ biến ở trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kiểm soát hành vi và mức độ hoạt động. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý:
  • Đừng nuôi dạy con theo cách này

    Cha mẹ được coi là những người giữ vai trò định hướng trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ. Họ là những người chăm sóc chính, người sẽ nuôi dạy con nhỏ những giá trị của cuộc sống và giúp chúng hình thành nhân cách của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả các bậc cha mẹ đều tuyệt vời và một số kiểu cha mẹ độc hại có thể tác động tiêu cực đến cuộc sống của con cái họ.
  • Cảnh báo sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây suy giảm thị lực ở trẻ

    Hiện nay, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng, tivi ngày càng nhiều, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe thị giác. Một trong những tác nhân nguy hiểm nhất là ánh sáng xanh từ màn hình điện tử.
  • Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói ?

    Trẻ chậm nói là một trong những dạng chậm phát triển phổ biến nhất, xảy ra khi khả năng ngôn ngữ của trẻ không phát triển đúng với độ tuổi. Việc nhận biết và điều trị sớm tình trạng này giúp trẻ sớm cải thiện khả năng ngôn ngữ và giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến trẻ về lâu dài
  • Tiết lộ: Trẻ đi học mẫu giáo ở độ tuổi này sẽ thông minh hơn

    Các nhà khoa học đã tìm ra độ tuổi lý tưởng để cho trẻ đi học mẫu giáo. Cha mẹ nên đưa con đi học mẫu giáo vào thời điểm để trẻ được học hỏi và phát huy tốt nhất các kỹ năng của bản thân.